Danh mục Dịch vụ
Trang chủ
Giới thiệu
Tầm nhìn chiến lược
Tin tức - Sự kiện
Sản phẩm & Dịch vụ
Khách hàng Cá Nhân
Khách hàng Doanh Nghiệp
Chương trình khuyến mãi
Biểu phí dịch vụ
Biểu mẫu - Tài liệu
Tuyển dụng
Hỏi - Đáp
Liên hệ - Góp ý

Sản phẩm tiền gửi

Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm

Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm

Đối tượng áp dụng: Cá nhân người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành là  thành viên của Quỹ. Đặc điểm:

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho phép Khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn, đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên Sổ tiết kiệm. · Tiện ích - Rút gốc bất cứ khi...

Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam

Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam

Tiện ích sản phẩm:   Quý Khách có thể rút vốn trước hạn. Trước ngày đến hạn, Quý Khách có thể yêu cầu HMF chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu. Đảm bảo vay vốn hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HMF. Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho Quý Khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở...

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lãi suất ứng với kỳ hạn mà Khách hàng đã lựa chọn theo quy định. · Tiện ích: - Nhiều kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng có thể gửi tiền hoặc rút tiền tại tất cả các điểm gi...

Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”

Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”

Từ ngày 12/12 Quỹ TDND Hoàng Mai triển khai Sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ” Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Từ ngày 12/12/2012 Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai triển khai sản phẩm   “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng...

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho phép khách hàng được nhận đầy đủ lãi ngay tại thời điểm gửi tiền tiết kiệm. · Tiện ích: - Được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền - Có thể giao dịch gửi/rút tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của HMF - Được quyền cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. - Được ủy quyề...

Sản phẩm cho vay

Cho vay trả góp xây nhà, sửa nhà cửa

Cho vay trả góp xây nhà, sửa nhà cửa

Cho vay trả góp xây nhà, sửa chữa nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp Khách hàng xây dựng sửa chữa, trang trí nội thất căn nhà của mình đúng theo mong muốn.

Cho Vay cầm cố cổ phiếu

Cho Vay cầm cố cổ phiếu

Cho vay thế chấp cổ phiếu là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn dành cho khách hàng cá nhân sở hữu cổ phiếu và có nhu cầu cầm cố để vay vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai .

Cho vay tín chấp: "Chợ và Phố Chợ"

Cho vay tín chấp: "Chợ và Phố Chợ"

Quỹ TDND Hoàng mai tại 82 phố Vĩnh hưng, phường Vĩnh hưng, quận Hoàng Mai triển khai Sản phẩm mới: Cho vay Tín chấp "Chợ & Phố Chợ" kể từ ngày 02/05/2013 với nội dung cụ thể như sau: 1. Đối tượng cho vay: - Cá nhân trên 18 tuổi, có Hộ khẩu thường trú tại Địa bàn hoạt động của Quỹ. - Hộ kinh doanh cá thể, có cửa hàng, cửa hiệu đang kinh d...

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

"Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá" là sản phẩm tín dụng của Hoàng Mai Fund dành cho quý khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố, đang có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống.

Cho vay du học

Cho vay du học

Cho vay du học là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu hỗ trợ tài chính để làm thủ tục xin xét cấp Visa và/hoặc thanh toán chi phí du học cùng các chi phí phát sinh trong thời gian du học

Cho vay trả góp hỗ trợ kinh doanh

Cho vay trả góp hỗ trợ kinh doanh

Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp là sản phẩm tín dụng tài trợ vốn lưu động thường xuyên, giúp khách hàng nhanh chóng tăng nguồn vốn kinh doanh nhưng không phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn.

Liên kết

Quảng cáo

 TeamViewer v3 dùng để Hỗ trợ Từ xa!
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: NHNN đang đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợThống đốc Nguyễn Thị Hồng: NHNN đang đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ
9.8438549361988105955

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: NHNN đang đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ

Hiện nay, NHNN đang thực hiện một số giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng thông qua giải pháp điều tiết tiền tệ, cũng như đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ.


 

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị (Ảnh:SBV)

Sáng 03/4, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho rằng để giải quyết khó khăn của nền kinh tế, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp theo nguyên tắc vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, và khi xử lý cần cân nhắc thận trọng các rủi ro.

Thống đốc cho biết, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục bất trắc với hàng loạt tác động từ đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine, sự sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ, châu Âu do rủi ro từ việc lấy vốn huy động ngắn hạn để đầu tư dài hạn, cũng như rủi ro khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất…

Sự bất ổn tài chính toàn cầu và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới, trước mắt chưa tác động lớn đến tài chính tiền tệ Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn phải theo dõi sát vì thị trường biến động sẽ tác động đến dịch chuyển vốn giữa các nền kinh tế - Thống đốc nhấn mạnh.

Thống đốc đánh giá, lạm phát các nước đã qua đỉnh nhưng vẫn còn ở mức cao. Và mặc dù chính sách tiền tệ của các quốc gia đã điều chỉnh giảm bớt sự thận trọng, nhưng vẫn đang theo hướng kiểm soát lạm phát. Điều này làm ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng và đầu tư của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Về kinh tế trong nước, những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cũng là khó khăn chung của các nước trên thế giới, tăng trưởng thấp. Song điểm tích cực là lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát ở mức 4,18%. Đây là thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân không gặp khó khăn trong vấn đề giá cả.

Ở trong nước, hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định dù thị trường tài chính biến động, tình trạng một số ngân hàng trên thế giới sụp đổ. Trong quý I/2023 có một diễn biến đáng chú ý, Tập đoàn SMBC – một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu của Nhật Bản - đã có giao dịch trị giá 1,5 tỷ USD mua 15% vốn của một ngân hàng. Sự kiện này cho thấy nhà đầu tư vẫn rất tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam và những khó khăn chỉ là tạm thời trước mắt.

Đối với tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 3,32%, Thống đốc cho rằng, nguyên nhân từ phía cầu, cụ thể là cầu xuất khẩu tác động chủ yếu khiến GDP tăng thấp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm, giải ngân thực tế FDI giảm 2,2%, trong khi cùng kỳ tăng 7,8% cho thấy cầu về đầu tư giảm. Giải ngân đầu tư công Quý I đạt 10,3% so với kế hoạch; ngân sách bội thu; tiêu dùng tăng thấp;… Đối với lạm phát, lạm phát tháng 3 giảm 0,23%, lạm phát bình quân Quý I tăng 4,18% lạm phát cơ bản bình quân Quý I tăng 5,01%.

Về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong bối cảnh như vậy, cũng như NHTW các nước trên thế giới, NHNN đang phải đối mặt và chịu rất nhiều áp lực, vừa điều hành thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, nhưng vẫn phải đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, thị trường tiền tệ, ngoại hối…
 

Cũng trong quý I/2023, NHNN đã điều tiết, mua 4 tỷ USD đồng nghĩa bơm tiền ra, giúp hệ thống hiện nay dồi dào thanh khoản. Sau Tết, tiền gửi tại hệ thống ngân hàng tăng khá cao trở lại.

Qua sự kiện rút tiền hàng loạt của SCB tháng 10 năm ngoái cũng như sự sụp đổ của một số ngân hàng ở Mỹ với bài học quản trị thanh khoản, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN yêu cầu các ngân hàng tập trung hơn vào ổn định, an toàn, cũng như đáp ứng thanh khoản cho người dân.

Về tín dụng, hết Quý I đã tăng 2,06%, đây là mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ của một số năm trước, ngoại trừ năm ngoái. Hiện nay, NHNN đang thực hiện một số giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng thông qua giải pháp điều tiết tiền tệ, cũng như đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ.

Về lãi suất, năm ngoái lãi suất đã tăng cao nhưng từ đầu năm đến nay NHNN đã thực hiện các giải pháp và mặt bằng lãi suất đang có chiều hướng giảm. Vào cuối tuần trước NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành 0,5 - 1%/năm trên cơ sở lạm phát âm, Fed điều chỉnh lộ trình tăng lãi suất thấp và tỷ giá VND/USD ổn định. VND là một trong những đồng tiền ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới.

Chia sẻ về định hướng giải pháp trong thời gian tới, Thống đốc cho biết, NHNN đang phối hợp với các bộ, ngành, để sửa đổi Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN để làm sao tháo gỡ khó khăn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tránh rủi ro từ bài học của các ngân hàng Mỹ; đánh giá để có giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Đối với chương trình hỗ trợ lãi suất, theo Thống đốc, NHNN cũng đã họp với các bộ, ngành liên quan và thống nhất không sửa Nghị định 31 bởi các quy định về đối tượng được quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội; và hiện nay các bộ, ngành đang xem xét đề xuất vấn đề chuyển nguồn.

Nêu một số kiến nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, để giải quyết khó khăn của nền kinh tế, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp theo nguyên tắc vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, và khi xử lý cần cân nhắc thận trọng các rủi ro.

Đối với hai thị trường đang gặp khó khăn là bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, Thống đốc cho biết trong quá trình trao đổi với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), IMF có một số khuyến nghị mà NHNN cho rằng các bộ, ngành có thể cân nhắc. Đó là, khi đánh giá các dự án bất động sản, doanh nghiệp bất động sản, IMF khuyến nghị nên có bên thứ ba tham gia, như kiểm toán, để xem các dự án nào khó khăn tạm thời thì có giải pháp hỗ trợ. IMF cũng có quan điểm khi thực hiện các giải pháp cần tránh những rủi ro đối với bảng cân đối tài sản của hệ thống các TCTD; nhất là từ bài học của Mỹ vừa qua cho thấy phải kiểm soát rủi ro kỳ hạn bởi thị trường trái phiếu, bất động sản có kỳ hạn dài, khối lượng tiền lớn.


Theo PV - Nhịp sống thị trường


Tin tức liên quan

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: NHNN đang đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ (14/04/2023)

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: NHNN đang đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ
Hiện nay, NHNN đang thực hiện một số giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng thông qua giải pháp điều tiết tiền tệ, cũng như đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ. ...

Hội nghị chuyên đề về QTDND (cụm Bắc Sông Hồng mở rộng) (28/10/2020)

Hội nghị chuyên đề về QTDND (cụm Bắc Sông Hồng mở rộng)
Ngày 16/10/2020, tại hội trường UBND xã Kim Chung - huyện Đông Anh - TP. Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Cụm các Q...

Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp quy mô vừa tại ASEAN (31/07/2019)

Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp quy mô vừa tại ASEAN
Nền kinh tế Việt Nam mang đến một môi trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp quy mô vừa...

THÔNG BÁO VỀ VIỆC LỰA CHỌN TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN (30/10/2018)

THÔNG BÁO VỀ VIỆC LỰA CHỌN TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Hà Nội sau 10 năm mở rộng (30/07/2018)

Hà Nội sau 10 năm mở rộng
Năm 2008, Đề án mở rộng địa giới hành chính thủ đô được đặt lên bàn Quốc hội. Lý do mà Chính phủ đưa ra là "hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện hữu của Hà Nội không thể đáp ứng được tốc độ đô t...

Chủ tịch Quốc hội: "Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn chân thành với cá nhân HLV Park Hang-seo" (30/01/2018)

Chủ tịch Quốc hội: "Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn chân thành với cá nhân HLV Park Hang-seo"
Chiều 29/1, tại nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và lãnh đạo Quốc hội đã thân mật tiếp đội tuyển U23 Việt Nam.

Toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư (13/10/2017)

Toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư
Sau 7 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 6 đã kết thúc vào sáng nay, Báo Người Lao Động xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. ...

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU THÀNH VIÊN NHIỆM KỲ 2017 – 2022 (05/07/2017)

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU THÀNH VIÊN NHIỆM KỲ 2017 – 2022
Được sự đồng ý nhất trí của Ngân hàng nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, sáng ngày  01/07/2017 tại hội trường UBND phường Vĩnh Hưng, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoàng Mai đã long trọng tổ chức Đại h...

Từ tháng 8, người gửi tiền sẽ được bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng (23/06/2017)

Từ tháng 8, người gửi tiền sẽ được bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 21/2017/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm

Nội dung họp báo Chính phủ sau Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp (18/05/2017)

Nội dung họp báo Chính phủ sau Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp
Chiều 17/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì họp báo, thông báo về những nội dung nổi bật của Hội nghị Thủ tướng Chính phủ và doanh ...

Trang đang được tải.
Xin vui lòng chờ trong giây lát!