Danh mục Dịch vụ
Trang chủ
Giới thiệu
Tầm nhìn chiến lược
Tin tức - Sự kiện
Sản phẩm & Dịch vụ
Khách hàng Cá Nhân
Khách hàng Doanh Nghiệp
Chương trình khuyến mãi
Biểu phí dịch vụ
Biểu mẫu - Tài liệu
Tuyển dụng
Hỏi - Đáp
Liên hệ - Góp ý

Sản phẩm tiền gửi

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho phép khách hàng được nhận đầy đủ lãi ngay tại thời điểm gửi tiền tiết kiệm. · Tiện ích: - Được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền - Có thể giao dịch gửi/rút tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của HMF - Được quyền cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. - Được ủy quyề...

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lãi suất ứng với kỳ hạn mà Khách hàng đã lựa chọn theo quy định. · Tiện ích: - Nhiều kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng có thể gửi tiền hoặc rút tiền tại tất cả các điểm gi...

Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm

Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm

Đối tượng áp dụng: Cá nhân người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành là  thành viên của Quỹ. Đặc điểm:

Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam

Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam

Tiện ích sản phẩm:   Quý Khách có thể rút vốn trước hạn. Trước ngày đến hạn, Quý Khách có thể yêu cầu HMF chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu. Đảm bảo vay vốn hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HMF. Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho Quý Khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở...

Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”

Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”

Từ ngày 12/12 Quỹ TDND Hoàng Mai triển khai Sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ” Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Từ ngày 12/12/2012 Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai triển khai sản phẩm   “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng...

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho phép Khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn, đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên Sổ tiết kiệm. · Tiện ích - Rút gốc bất cứ khi...

Sản phẩm cho vay

Cho vay du học

Cho vay du học

Cho vay du học là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu hỗ trợ tài chính để làm thủ tục xin xét cấp Visa và/hoặc thanh toán chi phí du học cùng các chi phí phát sinh trong thời gian du học

Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua

Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua

Cho vay mua xe Ô tô thế chấp bằng chính xe mua là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp Khách hàng mua xe ôtô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấp bằng chính xe mua.

Cho Vay cầm cố cổ phiếu

Cho Vay cầm cố cổ phiếu

Cho vay thế chấp cổ phiếu là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn dành cho khách hàng cá nhân sở hữu cổ phiếu và có nhu cầu cầm cố để vay vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai .

Cho vay trả góp hỗ trợ kinh doanh

Cho vay trả góp hỗ trợ kinh doanh

Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp là sản phẩm tín dụng tài trợ vốn lưu động thường xuyên, giúp khách hàng nhanh chóng tăng nguồn vốn kinh doanh nhưng không phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn.

Cho vay Cán bộ công nhân viên

Cho vay Cán bộ công nhân viên

Hỗ trợ tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp KHÔNG cần tài sản đảm bảo, KHÔNG cần bảo lãnh trả thay của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân đang công tác tại các công ty (có thu nhập ổn định từ lương) trong việc mua, sửa chữa, trang trí nhà; mua vật dụng gia đình; du lịch; học tập; v.v... với số tiền vay có thể lên đến 250 triệu...

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

"Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá" là sản phẩm tín dụng của Hoàng Mai Fund dành cho quý khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố, đang có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống.

Liên kết

Quảng cáo

 TeamViewer v3 dùng để Hỗ trợ Từ xa!
Thống đốc NHNN trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiThống đốc NHNN trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
9.4034637588198101558

Thống đốc NHNN trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo chương trình phiên họp thứ 31 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, chiều ngày 29/9/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Phiên chất vấn này dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Báo cáo những kết quả đã đạt được, Thống đốc NHNN cho biết, trong 3 năm qua, ngành Ngân hàng đã nỗ lực góp phần tích cực trong việc triển khai thực hiện mục tiêu lớn nhất Quốc hội đặt ra cho nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Trả lời trực tiếp các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội, các vấn đề về xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng và cung ứng vốn cho nền kinh tế, quản lý ngoại hối là các nội dung trọng tâm Thống đốc NHNN đã làm rõ trong phiên chất vấn này.

Về xử lý nợ xấu

Thống đốc NHNN cho rằng, cùng với giải pháp xử lý nợ xấu thông qua Công ty VAMC thì Việt Nam đang triển khai nhiều cách khác để đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Về phía các TTCD đã chủ động, tích cực tham gia xử lý nợ xấu, tạo nguồn lực xử lý nợ xấu bằng cách tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Ba năm qua, hệ thống ngân hàng đã trích lập khoảng 21.000 tỷ đồng. Từ đầu năm tới tháng 7/2014 số dự phòng mà trích lập đã đạt 78.000 tỷ đồng.

Thông qua hoạt động của Công ty VAMC, từ đầu năm tới ngày 24/9/2014 Công ty này đã mua được 47.000 tỷ đồng. Cả năm nay, Công ty VAMC dự kiến mua được 70.000 tỷ đồng.

Cùng với đó, NHNN đã tiến hành cơ cấu lại nợ. Trong số hơn 300.000 tỷ đồng được cơ cấu lại, có 157.000 tỷ đồng nếu không cơ cấu sẽ thành nợ xấu.

Tính đến cuối tháng 7/2014, nợ xấu chiếm 4,11% tổng dư nợ, tăng so với cuối năm 2013. Lý do tăng là tình hình kinh tế vĩ mô đã cải thiện nhưng với mức độ chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, đặc biệt là các TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn đã phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu.

Tuy nhiên, với tình hình hiện nay chất lượng tín dụng đang có chiều hướng cải thiện và trong những tháng cuối năm các TCTD sẽ tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng khi có kết quả hoạt động kinh doanh nên nợ xấu giảm vào dịp cuối năm.

Về hoạt động của VAMC, Thống đốc NHNN cho biết, đến cuối tháng 8/2014, VAMC đã mua được 3.281 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc hơn 56.000 tỷ đồng nợ xấu, giá mua hơn 46.000 tỷ đồng. Trong khi đó, VAMC đã thu hồi được 1.462 tỷ đồng nợ xấu thuộc 31 TCTD. Cùng với đó, điều chỉnh lãi suất cho 4 khách hàng với tổng dư nợ được điều chỉnh lãi suất là 226 tỷ đồng; miễn, giảm lãi/phí cho 16 khách hàng với tổng số tiền miễn, giảm là 60,91 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 11 khách hàng với dư nợ gốc được cơ cấu là 446 tỷ đồng.

Đồng thời, VAMC phối hợp với TCTD cấp bổ sung hạn mức 950 tỷ đồng (đã giải ngân được 425 tỷ đồng) để hoàn thiện 2 dự án dở dang của 2 khách hàng. VAMC đã thực hiện bán nợ của 7 khách hàng với tổng dư nợ gốc của các khoản nợ là 623 tỷ đồng, giá bán nợ là 484 tỷ đồng; bán 11 tài sản bảo đảm của khách hàng, thu hồi được 212 tỷ nợ gốc.

Thống đốc NHNN cho rằng, là định chế mới thành lập, hoạt động trong điều kiện không dùng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu thì kết quả đạt được như trên của VAMC là đáng khích lệ, hỗ trợ cho đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong thời gian tới.

Ngay từ đầu, hoạt động mua bán nợ của VAMC đã có chủ trương không dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu. Đây là điểm khác biệt về cách xử lý nợ xấu của Việt Nam so với nước ngoài. Trong bối cảnh không có tiền ngân sách nhưng VAMC đã tạo ra được cơ chế tháo gỡ khó khăn, giảm nợ xấu trong thời gian qua.

Theo Thống đốc, kết quả VAMC đạt được là một cố gắng rất lớn trong bối cảnh xử lý nợ xấu thời gian qua không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Do vậy, Thống đốc NHNN đồng tình với quan điểm của một số đại biểu Quốc hội về việc nếu không có tiền từ ngân sách thì phải có cơ chế và trao thêm công cụ cho VAMC. Mặt khác, sẽ phải tăng năng lực tài chính bằng cách tăng vốn điều lệ của VAMC từ 500 tỷ đồng hiện nay lên 2.000 tỷ đồng.

Thống đốc NHNN lưu ý rằng, quá trình xử lý nợ xấu phải hết sức bình tĩnh để đưa ra giải pháp phù hợp. Hiện tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng đã minh bạch hơn rất nhiều và được sự giám sát của NHNN, đó là một trong những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ xấu.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD

Thống đốc NHNN cho biết, thời gian qua ngành Ngân hàng đã triển khai đầy đủ, quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD và đạt được kết quả quan trọng. Hệ thống các TCTD được bảo đảm an toàn và trong tầm kiểm soát của NHNN, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi, khả năng chi trả của các TCTD được bảo đảm, tài sản của Nhà nước và tiền gửi của nhân dân được an toàn, kể cả ở các NHTM yếu kém.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng được thiết lập và ngày càng củng cố. Hệ thống ngân hàng tiếp tục hoạt động an toàn, hiệu quả và không gián đoạn cung cấp dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế trong quá trình tái cơ cấu. Hiệu quả kinh doanh của các TCTD có chiều hướng giảm, phù hợp với tình hình kinh tế khó khăn và những giải pháp chia sẻ khó khăn của ngành ngân hàng đối với doanh nghiệp và người dân.

Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, NHNN đã phê duyệt đề án tái cơ cấu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), đang hoàn thiện để phê duyệt phương án cơ cấu lại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB).
Riêng về Agribank - ngân hàng quốc doanh chưa được cổ phần hóa, thời gian qua NHNN đã xây dựng một đề án lớn để tái cấu trúc lại Agribank. Đề án này bao gồm 8 đề án nhỏ đã được Chính phủ phê duyệt và đang được tổ chức triển khai.

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, trong số 9 ngân hàng yếu kém được xác định từ năm 2012, NHNN đã phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại, trong thời gian tới, NHNN sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại đối với 01 ngân hàng còn lại. Hiện nay, các ngân hàng này đang tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại theo đúng phương án được duyệt.
Thống đốc NHNN cho biết, hầu hết các phương án tái cơ cấu ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, kể cả sáp nhập, hợp nhất đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Sau khi sáp nhập, hợp nhất hoặc phương án cơ cấu lại được NHNN chấp thuận, các ngân hàng đã và đang tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và khắc phục các sai phạm dưới sự giám sát của NHNN.

Việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém đã mang lại kết quả khả quan: Đến cuối tháng 6/2014, tổng tài sản của 09 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém tăng 3,17% so với cuối năm 2013; huy động vốn tăng 3,28% so với cuối năm 2013; tổng dư nợ thị trường 1 tăng 10,18% so với cuối năm 2013…
Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động bình thường, NHNN đã nhận phương án tái cơ cấu của 24/25 ngân hàng; trong đó, NHNN đã phê duyệt 18 phương án tái cơ cấu, đồng thời yêu cầu các ngân hàng còn lại tiếp tục hoàn thiện phương án.

Về tăng trưởng tín dụng

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đáp ứng vốn cho nền kinh tế, Thống đốc NHNN khẳng định, thời gian tới sẽ triển khai các giải pháp tín dụng, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động.

Từ đầu năm đến nay, NHNN đã điều tiết tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tổng phương tiện thanh toán diễn biến phù hợp với kinh tế vĩ mô, tiền tệ và các giải pháp điều hành. Đến ngày 22/9, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,93% so với cuối năm 2013; huy động vốn tăng 9,79% so với cuối năm ngoái, trong đó huy động vốn bằng tiền đồng tăng 10,94%, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 2,82%. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo, lãi suất liên ngân hàng giảm so với cuối năm ngoái, dự phòng khả năng chi trả tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán cho doanh nghiệp và người dân.

NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất trên cơ sở bám sát diễn biến vĩ mô, thị trường tiền tệ để kích thích các TCTD giảm lãi suất cho vay, góp phần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường phổ biến khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5-12%/năm đối với trung và dài hạn. Trong đó, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả lãi suất cho vay chỉ 6-7%.

Lãi suất của các khoản vay cũ cũng được các TCTD tích cực triển khai xem xét giảm cho khách hàng. Đến cuối tháng 8/2014, dư nợ cho vay bằng tiền đồng có lãi suất trên 15% một năm chỉ chiếm 4,3% tổng dư nợ, giảm so với tỷ trọng 6,3% cuối năm 2013.

Riêng về tín dụng, mức tăng trưởng dư nợ đối với nền kinh tế chưa cao, nguyên nhân chủ yếu do sức hấp thụ vốn vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn chưa được đẩy mạnh…

Trong điều kiện tín dụng tăng chậm, việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ của các tổ chức tín dụng là gián tiếp đầu tư vốn vào nền kinh tế. Đến cuối tháng 8/2014, đầu tư, kinh doanh trái phiếu Chính phủ của các ngân hàng tăng 21,56% so với cuối năm 2013.

Tuy nhiên, cơ cấu tín dụng tiếp tục có hướng chuyển dịch tích cực, trong đó tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên tăng khá cao. Đến cuối tháng 8/2014, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 6,1%, xuất khẩu tăng 4,37%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 12,73%, công nghiệp hỗ trợ tăng 6,12%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2,57%; tín dụng bất động sản có xu hướng phục hồi, tăng 9,85%. Hết tháng 9/2014, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đã xấp xỉ đạt 7%, cao hơn mức 6,87% của tháng 9/2013. Do đó, khả năng đạt mức tăng trưởng tín dụng như kế hoạch năm 2014 từ 12-14% là hoàn toàn có thể đạt được.

Bên cạnh đó, Thống đốc cũng trả lời các đại biểu về tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, Nghị định 41, giảm lãi suất trong thời gian tới...

Về quản lý ngoại hối và quản lý thị trường vàng

Theo đánh giá của Thống đốc NHNN, năm nay là năm thứ 3 liên tiếp thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định. Tỷ giá luôn nằm trong định hướng chỉ đạo của NHNN và luôn biến động trong phạm vi cho phép. Thực tế, NHNN đã không phải can thiệp thị trường ngoại hối trong suốt thời gian qua. Nếu có can thiệp, chỉ là những biện pháp chủ động của Nhà nước nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu của nền kinh tế. Trong năm 2014, vừa qua NHNN đã có chủ động điều chỉnh tỷ giá với mức 1%, đến nay diễn biến tỷ giá rất ổn định. Trong 3 năm qua, dự trữ ngoại hối nhà nước tăng hơn 5 lần so với 2011, đến nay đã đạt trên 35 tỷ USD.

NHNN đã cung tiền ra nền kinh tế để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, nhưng đồng thời rút tiền về qua phát hành tín phiếu NHNN, đảm bảo điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đề ra.

Bên cạnh đó, NHNN cũng chủ động, theo dõi sát diễn biến thị trường vàng trong nước và quốc tế để có các giải pháp can thiệp bình ổn thị trường khi cần thiết, góp phần ổn định tỷ giá, thị trường ngoại tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.

Với các giải pháp đồng bộ mà NHNN đã triển khai, thị trường vàng trong nước diễn biến tương đối ổn định. NHNN không phải tổ chức đấu thầu bán vàng miếng, góp phần hạn chế việc sử dụng ngoại tệ của Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng để nhập khẩu vàng trên thị trường quốc tế. Diễn biến ổn định của thị trường vàng đã góp phần duy trì sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại hối, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thống đốc NHNN khẳng định việc tổ chức triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã góp phần quan trọng đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức thấp, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ năm 2013.

Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá cao những kết quả bước đầu của ngành Ngân hàng đạt được trong điều hành chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đã nhấn mạnh một số công việc trọng tâm ngành Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới.

CKH-XT

Tin tức liên quan

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: NHNN đang đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ (14/04/2023)

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: NHNN đang đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ
Hiện nay, NHNN đang thực hiện một số giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng thông qua giải pháp điều tiết tiền tệ, cũng như đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ. ...

Hội nghị chuyên đề về QTDND (cụm Bắc Sông Hồng mở rộng) (28/10/2020)

Hội nghị chuyên đề về QTDND (cụm Bắc Sông Hồng mở rộng)
Ngày 16/10/2020, tại hội trường UBND xã Kim Chung - huyện Đông Anh - TP. Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Cụm các Q...

Hà Nội sau 10 năm mở rộng (30/07/2018)

Hà Nội sau 10 năm mở rộng
Năm 2008, Đề án mở rộng địa giới hành chính thủ đô được đặt lên bàn Quốc hội. Lý do mà Chính phủ đưa ra là "hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện hữu của Hà Nội không thể đáp ứng được tốc độ đô t...

Chủ tịch Quốc hội: "Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn chân thành với cá nhân HLV Park Hang-seo" (30/01/2018)

Chủ tịch Quốc hội: "Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn chân thành với cá nhân HLV Park Hang-seo"
Chiều 29/1, tại nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và lãnh đạo Quốc hội đã thân mật tiếp đội tuyển U23 Việt Nam.

Toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư (13/10/2017)

Toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư
Sau 7 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 6 đã kết thúc vào sáng nay, Báo Người Lao Động xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. ...

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU THÀNH VIÊN NHIỆM KỲ 2017 – 2022 (05/07/2017)

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU THÀNH VIÊN NHIỆM KỲ 2017 – 2022
Được sự đồng ý nhất trí của Ngân hàng nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, sáng ngày  01/07/2017 tại hội trường UBND phường Vĩnh Hưng, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Hoàng Mai đã long trọng tổ chức Đại h...

Từ tháng 8, người gửi tiền sẽ được bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng (23/06/2017)

Từ tháng 8, người gửi tiền sẽ được bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 21/2017/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm

Nội dung họp báo Chính phủ sau Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp (18/05/2017)

Nội dung họp báo Chính phủ sau Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp
Chiều 17/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì họp báo, thông báo về những nội dung nổi bật của Hội nghị Thủ tướng Chính phủ và doanh ...

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tham dự Hội nghị Mùa xuân 2017 của IMF/WB và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW các nước G20 (26/04/2017)

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tham dự Hội nghị Mùa xuân 2017 của IMF/WB và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW các nước G20
Trong thời gian từ ngày 20-23/4/2017, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Đào Minh Tú làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Mùa xuân 2017 của IMF/WB, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và...

Bộ Chính trị đã giao Chính phủ lập ban tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (07/04/2017)

Bộ Chính trị đã giao Chính phủ lập ban tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Người phát ngôn Chính phủ cho biết Chính phủ đang quyết liệt trong vấn đề xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém. Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã giao cho Chính phủ lập ban...

Trang đang được tải.
Xin vui lòng chờ trong giây lát!