Danh mục Dịch vụ
Trang chủ
Giới thiệu
Tầm nhìn chiến lược
Tin tức - Sự kiện
Sản phẩm & Dịch vụ
Khách hàng Cá Nhân
Khách hàng Doanh Nghiệp
Chương trình khuyến mãi
Biểu phí dịch vụ
Biểu mẫu - Tài liệu
Tuyển dụng
Hỏi - Đáp
Liên hệ - Góp ý

Sản phẩm tiền gửi

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho phép khách hàng được nhận đầy đủ lãi ngay tại thời điểm gửi tiền tiết kiệm. · Tiện ích: - Được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền - Có thể giao dịch gửi/rút tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của HMF - Được quyền cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. - Được ủy quyề...

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho phép Khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn, đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên Sổ tiết kiệm. · Tiện ích - Rút gốc bất cứ khi...

Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam

Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam

Tiện ích sản phẩm:   Quý Khách có thể rút vốn trước hạn. Trước ngày đến hạn, Quý Khách có thể yêu cầu HMF chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu. Đảm bảo vay vốn hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HMF. Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho Quý Khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở...

Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm

Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm

Đối tượng áp dụng: Cá nhân người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành là  thành viên của Quỹ. Đặc điểm:

Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”

Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”

Từ ngày 12/12 Quỹ TDND Hoàng Mai triển khai Sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ” Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Từ ngày 12/12/2012 Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai triển khai sản phẩm   “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng...

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lãi suất ứng với kỳ hạn mà Khách hàng đã lựa chọn theo quy định. · Tiện ích: - Nhiều kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng có thể gửi tiền hoặc rút tiền tại tất cả các điểm gi...

Sản phẩm cho vay

Cho Vay trả góp tiêu dùng sinh hoạt

Cho Vay trả góp tiêu dùng sinh hoạt

Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi, . . . và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống....

Cho vay trả góp xây nhà, sửa nhà cửa

Cho vay trả góp xây nhà, sửa nhà cửa

Cho vay trả góp xây nhà, sửa chữa nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp Khách hàng xây dựng sửa chữa, trang trí nội thất căn nhà của mình đúng theo mong muốn.

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

"Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá" là sản phẩm tín dụng của Hoàng Mai Fund dành cho quý khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố, đang có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống.

Cho vay tín chấp dành cho Công chức

Cho vay tín chấp dành cho Công chức

  Đối tượng và điều kiện cho vay công chức (theo nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 do Chính phủ ban hành) - CBNV sau đây gọi là (Khách hàng) đang công tác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, trường học, bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội - Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) trên cùng địa bàn của Quỹ H...

Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua

Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua

Cho vay mua xe Ô tô thế chấp bằng chính xe mua là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp Khách hàng mua xe ôtô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấp bằng chính xe mua.

Cho vay du học

Cho vay du học

Cho vay du học là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu hỗ trợ tài chính để làm thủ tục xin xét cấp Visa và/hoặc thanh toán chi phí du học cùng các chi phí phát sinh trong thời gian du học

Liên kết

Quảng cáo

 TeamViewer v3 dùng để Hỗ trợ Từ xa!
Cuối năm, tiền đang ở nơi đâu?Cuối năm, tiền đang ở nơi đâu?
9.5463414634146102049

Cuối năm, tiền đang ở nơi đâu?

Ngân hàng tiếp tục tăng cường huy động, DN vẫn khát vốn, tiểu thương khó tiền mặt, công nhân thiếu lương thưởng… tiền mặt đang chạy đi đâu?
Vốn để làm gì?

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 8,91%, trong khi đó tổng nguồn vốn huy động tăng 24%.

Theo tính toán, với tăng trưởng huy động 24% thì số dư tổng nguồn vốn tăng thêm của NH trong năm 2012 so với 31/12/2011 vào khoảng 700.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay tăng 8,91% đạt khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động trái phiếu Chính phủ đạt 156.544 tỉ đồng, cộng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các khoản khác... thì mới chỉ đạt khoảng 450.000 tỷ đồng, số tiền chênh lệch còn khoảng 250.000 tỷ đồng.

Đây là nguồn vốn khá lớn và câu hỏi đặt ra là vốn đang ở đâu và được sử dụng vào mục đích gì?

Thừa vốn nhưng hiện tượng huy động vượt trần lãi suất vẫn không hề giảm. Từ thời điểm cuối năm 2012 đến nay, tại Hà Nội khách hàng có thể gửi tiền vào một số ngân hàng thương mại cổ phần với lãi suất 11,5% cho kỳ hạn 3 tháng và 12% cho kỳ hạn 12 tháng.

Thậm chí, có ngân hàng còn "lách luật" khi phát hành thẻ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng để có thể tự do ghi lãi suất cao nhưng trong thỏa thuận với khách hàng thì được tính lãi theo kỳ hạn hàng tháng để tránh phạm luật, dễ dàng hoạch toán chi phí mà vẫn hấp dẫn dành cho khách hàng.


Các NH cho biết, tín dụng cuối năm 2012 không tăng đột biến như những năm trước và thanh khoản hiện rất dồi dào, mặc dù vậy họ vẫn phải tăng cường huy động vốn. Đây là điều bất thường?

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho rằng, nhiều NH thanh khoản vẫn rất yếu. Các NH này không đủ hệ số tín nhiệm để được vay trên thị trường liên ngân hàng nên chỉ còn cách trông vào thị trường tiền gửi dân cư. Chính những nhà băng này đang huy động vượt trần lãi suất.

Tại một diễn đàn mới đây, chuyên gia ngân hàng Lê Xuân Nghĩa cho biết, thời gian qua, có nhiều NH mất vốn, nợ xấu lớn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, trong đó, 73% số dư nợ này có tài sản đảm bảo và hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản.

Tuy nhiên, hiện nay thị trường BĐS đang "đóng băng" khiến cho nhiều khoản nợ của nhà đầu tư đến hạn thanh toán khó có thể thanh toán, là nguyên nhân quan trọng khiến cho nợ xấu tăng lên. Đặc biệt trong số này có nhiều khoản vay được định giá cao hơn giá trị thực nay sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Ông Nguyễn Bá Thanh, Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho ví dụ, trước kia, với một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, chỉ bằng một hợp đồng mua bán, chủ khu đất có thể nâng khống giá trị lên 800 - 1.000 tỷ đồng và đem thế chấp NH để được vay 600 tỷ đồng. Đến thời điểm này, giá trị khu đất chỉ còn chưa tới 100 tỷ đồng. Như vậy, ngân hàng hụt mất hơn 500 tỷ đồng với khoản cho vay khu đất, thậm chí bán cũng không có ai mua. Hậu quả là có những khoản nợ xấu không bao giờ có thể đòi được.

Ngoài BĐS, việc các NH thành lập những DN "sân sau" rồi phát hành trái phiếu và bỏ tiền NH ra mua, chuyển tiền sang DN "sân sau", mua cổ phần, cổ phiếu của NH khác nhằm mục đích chi phối ngân hàng đó, rồi lại mang cổ phiếu đó thế chấp vay vốn... được coi là một chu trình không sinh lời. Nay đến hạn DN "sân sau" phải thanh toán trái phiếu, không có tiền trả sẽ phát sinh ra nợ xấu cho ngân hàng.

Tiếp đến đó là đầu cơ vào vàng. Theo nhiều chuyên gia, một lượng khá lớn vàng huy động của khách hàng đã bị các ngân hàng thương mại bán ra trước đây với giá thấp, nay đến hạn thanh toán phải mua vào với giá cao và bán khống vàng trên tài khoản, thời gian qua gây thua lỗ cũng được coi là nguyên nhân gây ra nợ xấu cho các NH.

Tiền chảy vào đâu?

Thông thường khi cho vay đến kỳ hạn phải thu về, nhưng do khách hàng không thể trả nợ đúng hạn, tiền không thu hồi được, trong khi đó NH vẫn phải trả lãi vay, trả gốc cho người gửi tiền và không còn cách nào khác là phải lấy tiền khoản vay mới trả cho khoản vay cũ.

Vì thế, các chuyên gia nghi ngờ các NH đang sử dụng tiền huy động của dân để bù đắp thiếu hụt thanh khoản, đảm bảo sự an toàn của chính họ, bất chấp DN giải thể, phá sản.

Trong lúc NH thừa vốn thì sản xuất lại gặp nhiều khó khăn. Các ngân hàng thương mại cổ phần hiện có lãi suất cho vay DN phổ biến ở mức 16%/năm, các ngân hàng thương mại quốc doanh, mức từ 13% -15%/ năm.

Lãi vay còn cao khiến DN vẫn không dám vay vốn. Các DN cho rằng lãi vay phải khoảng 10% thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả. Tuy nhiên để được vay mức 11% - 12% hiện nay cũng là điều không thể. Không những thế, nhiều ngân hàng nghi ngờ DN vay vốn để trả nợ ngân hàng khác nên không cho vay.

Với các NH, hiện nay đầu tư vào trái phiếu Chính phủ an toàn hơn cho DN vay. Ngoài ra là cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Các NH hụt thanh khoản, do không tiếp cận được vốn từ Ngân hàng Nhà nước một cách công bằng đành phải chạy lên thị trường liên ngân hàng cầu cứu các ngân hàng có tiền và chấp nhận lãi suất cao.

Các ngân hàng có tiền, chẳng dại gì từ chối "miếng ngon" này.

Chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim cho rằng, đây là một dấu hiệu của sự bất ổn của nền kinh tế. Trong khi DN đang sống dở chết dở thì tiền vẫn chạy lòng vòng không đưa vào sản xuất. Kết cục là DN không có vốn, không thể tiếp tục hoạt động, phải đóng cửa, nợ hiện tại lại trở thành nợ xấu, ngân hàng lại tiếp tục không cho vay, như vậy nền kinh tế không thể phát triển.

(Theo VEF)

Tin tức liên quan

THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP (26/04/2023)

THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã khẳng định như vậy đối với phóng viên Thời báo Ngân hàng.

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi (14/04/2023)

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi
Những sự việc mất tiền trong ngân hàng gần đây khiến dư luận dấy lên lo ngại về sự an toàn và quy trình giao dịch gửi tiền - rút tiền tại ngân hàng. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân...

[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 (31/07/2019)

[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019

TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (29/06/2019)

TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
Theo quy định tại Thông tư số: 48/2018/TT-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 31/12/2018 Quy định về tiền gửi tiết kiệm.

Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (26/09/2018)

Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 23 được đánh giá là khá đầy đủ, toàn diện nhằm tái cơ cấu hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả

“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu (30/01/2018)

“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu
Chuỗi ngày đen tối của thị trường tiền ảo (cách gọi quen ở Việt Nam, gọi đúng là tiền kĩ thuật số) thế giới vẫn chưa chấm dứt tính từ ngày 16.1.2018 sau khi sàn giao dịch BitConnect đóng cửa và ng...

Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực? (18/05/2017)

Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực?
Thống đốc NHNN cho biết, so sánh số liệu với một số nước trong khu vực như Myanmar, lãi suất cho vay ở mức 13%/năm, Indonesia là 11,9%/năm, Thái Lan là 6,3%/năm, Singapore là 5,4%/năm thì mặt bằng...

NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm (04/05/2017)

NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm
NHNN vừa có Quyết định về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ. ...

"Thông tin truyền miệng từ người thân vẫn là nguồn được khách hàng của ngân hàng tin tưởng nhất" (07/04/2017)

"Thông tin truyền miệng từ người thân vẫn là nguồn được khách hàng của ngân hàng tin tưởng nhất"
Đó là thông tin được Nielsen đưa ra trong kết quả khảo sát mới đây và theo công ty này, các ngân hàng cần truyền thông mạnh mẽ hơn để củng cố sức mạnh thương hiệu. ...

Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa (13/03/2017)

Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa
Các NH phải chủ động lựa chọn những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tài chính.

Trang đang được tải.
Xin vui lòng chờ trong giây lát!