Tiết kiệm rút gốc linh hoạt
Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho phép Khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn, đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên Sổ tiết kiệm. · Tiện ích - Rút gốc bất cứ khi...Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ
Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho phép khách hàng được nhận đầy đủ lãi ngay tại thời điểm gửi tiền tiết kiệm. · Tiện ích: - Được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền - Có thể giao dịch gửi/rút tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của HMF - Được quyền cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. - Được ủy quyề...Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
Tiện ích sản phẩm: Quý Khách có thể rút vốn trước hạn. Trước ngày đến hạn, Quý Khách có thể yêu cầu HMF chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu. Đảm bảo vay vốn hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HMF. Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho Quý Khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở...Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”
Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”
Từ ngày 12/12 Quỹ TDND Hoàng Mai triển khai Sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ” Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Từ ngày 12/12/2012 Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai triển khai sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng...Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ
Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lãi suất ứng với kỳ hạn mà Khách hàng đã lựa chọn theo quy định. · Tiện ích: - Nhiều kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng có thể gửi tiền hoặc rút tiền tại tất cả các điểm gi...Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm
Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm
Đối tượng áp dụng: Cá nhân người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành là thành viên của Quỹ. Đặc điểm:Cho Vay cầm cố cổ phiếu
Cho vay thế chấp cổ phiếu là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn dành cho khách hàng cá nhân sở hữu cổ phiếu và có nhu cầu cầm cố để vay vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai .Cho vay bổ sung vốn kinh doanh
Cho vay bổ sung vốn kinh doanh
Vay trung hạn – bổ sung vốn lưu động ngắn hạn là hình thức tài trợ nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Quý Khách hàng bằng nguồn vốn vay trung hạn, giúp Quý Khách yên tâm sản xuất kinh doanh với nguồn vốn ổn định.Cho Vay trả góp tiêu dùng sinh hoạt
Cho Vay trả góp tiêu dùng sinh hoạt
Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi, . . . và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống....Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua
Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua
Cho vay mua xe Ô tô thế chấp bằng chính xe mua là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp Khách hàng mua xe ôtô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấp bằng chính xe mua.Cho vay tín chấp dành cho Công chức
Cho vay tín chấp dành cho Công chức
Đối tượng và điều kiện cho vay công chức (theo nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 do Chính phủ ban hành) - CBNV sau đây gọi là (Khách hàng) đang công tác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, trường học, bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội - Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) trên cùng địa bàn của Quỹ H...Cho vay Cán bộ công nhân viên
Hỗ trợ tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp KHÔNG cần tài sản đảm bảo, KHÔNG cần bảo lãnh trả thay của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân đang công tác tại các công ty (có thu nhập ổn định từ lương) trong việc mua, sửa chữa, trang trí nhà; mua vật dụng gia đình; du lịch; học tập; v.v... với số tiền vay có thể lên đến 250 triệu...
Sắp xếp lại hệ thống QTDND hiệu quả và minh bạch NHNN vừa ban hành Thông tư số 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và Thanh lý tài sản của QTDND và bắt đầu có hiệu lực từ 1/11/2018. Mặc dù không phải lần đầu tiên có quy định liên quan đến các vấn đề trên, nhưng Thông tư 23 được đánh giá là khá đầy đủ, toàn diện nhằm tái cơ cấu hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả. Đánh giá tổng thể về chính sách mới này, một lãnh đạo vụ chức năng cho biết, Thông tư quy định toàn bộ các hình thức hoạt động có thể diễn ra đối với QTDND như từ hình thức chia, tách QTDND đến hợp nhất, sáp nhập, hình thành QTDND mới, QTDND thực hiện tổ chức lại… Về nguyên tắc tổ chức lại QTDND, tại Điều 6 nêu rõ, việc tổ chức lại QTDND được thực hiện trên cơ sở phương án tổ chức lại được NHNN chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định pháp luật. Trong quá trình thực hiện tổ chức lại phải bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục của Quỹ cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên QTDND, khách hàng. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại QTDND phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của QTDND thực hiện tổ chức lại, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc tổ chức lại. QTDND sau khi tổ chức lại kế thừa quyền và nghĩa vụ của QTDND thực hiện tổ chức lại theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên. Thông tư cũng đưa ra quy định về công bố thông tin khá đầy đủ chi tiết đối với tổ chức lại QTDND để đảm bảo tính công khai minh bạch hoạt động của QTDND. Cụ thể, sau khi NHNN chi nhánh chấp thuận nguyên tắc tổ chức lại, QTDND thực hiện tổ chức lại phải niêm yết đầy đủ thông tin như tên, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật... của QTDND thực hiện tổ chức lại tại trụ sở chính, phòng giao dịch của Quỹ, trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn hoạt động của Quỹ, công bố trên đài truyền thanh hoặc đài phát thanh xã nơi đặt trụ sở chính Quỹ trong 7 ngày làm việc. Để đảm bảo hoạt động của QTDND sau tổ chức lại hiệu quả, an toàn, Thông tư đưa ra nhiều yêu cầu trong phương án tổ chức lại QTDND. Ngoài những yêu cầu thông thường cần phải có, Thông tư còn đưa ra quy định khá khắt khe như về giá trị thực của vốn điều lệ, nợ xấu tính đến thời điểm nộp hồ sơ đến việc tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của QTDND thực hiện tổ chức lại trong năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ. Phương án kinh doanh dự kiến của từng năm trong 3 năm tiếp theo của QTDND sau khi tổ chức lại; biện pháp chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin quản lý, hệ thống truyền dữ liệu, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để đảm bảo thông suốt hoạt động trong và sau khi hoàn tất quá trình tổ chức lại; Dự trù chi phí phát sinh và nguyên tắc phân bổ chi phí đối với QTDND thực hiện tổ chức lại; Đánh giá tác động của việc tổ chức lại QTDND và phương án xử lý các tồn tại, yếu kém (nếu có) nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và liên tục của QTDND trong quá trình tổ chức lại; Phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay (nếu có)... là những quy định bắt buộc phải có trong phương án tổ chức lại của QTDND. Bên cạnh yêu cầu đối với QTDND, tại Thông tư 23 cũng đưa ra những yêu cầu đối với cơ quan quản lý để hỗ trợ hoạt động tổ chức lại của QTDND thành công. Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN chi nhánh ra quyết định chấp thuận tổ chức lại QTDND; Cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép cho QTDND sau khi tổ chức lại. Trường hợp không chấp thuận, NHNN chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do... Tạo điều kiện QTDND thanh lý tài sản hiệu quả Bên cạnh quy định “mềm” giúp cho các QTDND có cơ hội để cơ cấu lại hoạt động, tại Thông tư 23 cũng đưa ra 7 trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép nếu không hoạt động nghiêm túc. Một là, QTDND tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Hai là, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép QTDND có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép. Ba là, QTDND hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép. Bốn là, QTDND vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động. Năm là, QTDND không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của NHNN chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Sáu là, QTDND bị chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản. Và bảy là, QTDND hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được NHNN chi nhánh chấp thuận bằng văn bản. Cơ chế hoạt động, vốn góp... của QTDND khác với NHTMCP nên cơ chế thanh lý tài sản của QTDND cũng có nhiều điểm khác biệt. Chẳng hạn như đối với quy định về Hội đồng thanh lý, trường hợp QTDND giải thể tự nguyện, Hội đồng thanh lý do Đại hội thành viên QTDND quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị QTDND. Thành phần Hội đồng thanh lý QTDND bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc, Kế toán trưởng và tất cả các thành viên của QTDND có vốn góp từ 5% vốn điều lệ trở lên và 5 khách hàng có số dư tiền gửi lớn nhất tại QTDND (trong trường hợp các khách hàng này đồng ý tham gia Hội đồng thanh lý) tại thời điểm đề nghị giải thể hoặc thời điểm NHNN chi nhánh có văn bản yêu cầu QTDND lập hồ sơ đề nghị giải thể. Còn trường hợp QTDND bị thu hồi Giấy phép, Giám đốc NHNN chi nhánh quyết định thành phần Hội đồng thanh lý. Nhằm tạo điều kiện cho QTDND thực hiện thanh lý tài sản đạt hiệu quả cao nhất, Thông tư 23 cho phép thời hạn thanh lý QTDND có thể được gia hạn, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng. Nhưng ngược lại trách nhiệm Hội đồng thanh lý phải nâng cao hơn để đảm bảo thực hiện thanh lý tài sản của QTDND theo phương án thanh lý được NHNN chi nhánh phê duyệt, tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và các tài sản của QTDND. Mọi khoản thu của QTDND phải được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ theo quy định tại Điều 26 Thông tư này... Về phía cơ quan quản lý, Thông tư cho phép Giám đốc NHNN chi nhánh quyết định việc thành lập Tổ giám sát thanh lý để giám sát việc thanh lý tài sản của QTDND trên địa bàn, chỉ định Tổ trưởng Tổ giám sát thanh lý, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và các thành viên Tổ Giám sát thanh lý. | ||
Theo Thời báo Ngân hàng |
THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP (26/04/2023)
Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi (14/04/2023)
[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 (31/07/2019)
TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (29/06/2019)
Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (26/09/2018)
“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu (30/01/2018)
Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực? (18/05/2017)
NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm (04/05/2017)
Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa (13/03/2017)
Được sự chấp thuận của NHNN thành phố Hà Nội, sự ủng hộ nhiệt tình của Quận ủy, UBND Quận Hoàng Mai, Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai (HMF) đã chính thức được thành lập theo giấy phép số 15/GP-NHNN do Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội cấp ngày 10/8/2007 và chính thức đi vào hoạt động ngày 13/10/2007. Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng,.....Xem thêm...
Áp dụng từ ngày 13/08/2024 |
Trụ sở chính:82 Đường Vĩnh Hưng - P.Vĩnh Hưng - Q.Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: (024) 3577 1661 - Fax: (024) 3634 1976 - Email: info@hmf.com.vn
Điểm giao dịch YÊN SỞ - 104 Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội - ĐT: (024) 3645 3602
Điểm giao dịch MAI ĐỘNG - Số 01, Phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội - ĐT: (024) 3634 1975