Tiết kiệm rút gốc linh hoạt
Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho phép Khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn, đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên Sổ tiết kiệm. · Tiện ích - Rút gốc bất cứ khi...Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ
Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho phép khách hàng được nhận đầy đủ lãi ngay tại thời điểm gửi tiền tiết kiệm. · Tiện ích: - Được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền - Có thể giao dịch gửi/rút tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của HMF - Được quyền cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. - Được ủy quyề...Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm
Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm
Đối tượng áp dụng: Cá nhân người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành là thành viên của Quỹ. Đặc điểm:Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ
Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lãi suất ứng với kỳ hạn mà Khách hàng đã lựa chọn theo quy định. · Tiện ích: - Nhiều kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng có thể gửi tiền hoặc rút tiền tại tất cả các điểm gi...Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
Tiện ích sản phẩm: Quý Khách có thể rút vốn trước hạn. Trước ngày đến hạn, Quý Khách có thể yêu cầu HMF chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu. Đảm bảo vay vốn hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HMF. Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho Quý Khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở...Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”
Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”
Từ ngày 12/12 Quỹ TDND Hoàng Mai triển khai Sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ” Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Từ ngày 12/12/2012 Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai triển khai sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng...Cho vay Cán bộ công nhân viên
Hỗ trợ tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp KHÔNG cần tài sản đảm bảo, KHÔNG cần bảo lãnh trả thay của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân đang công tác tại các công ty (có thu nhập ổn định từ lương) trong việc mua, sửa chữa, trang trí nhà; mua vật dụng gia đình; du lịch; học tập; v.v... với số tiền vay có thể lên đến 250 triệu...Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua
Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua
Cho vay mua xe Ô tô thế chấp bằng chính xe mua là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp Khách hàng mua xe ôtô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấp bằng chính xe mua.Cho vay trả góp xây nhà, sửa nhà cửa
Cho vay trả góp xây nhà, sửa nhà cửa
Cho vay trả góp xây nhà, sửa chữa nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp Khách hàng xây dựng sửa chữa, trang trí nội thất căn nhà của mình đúng theo mong muốn.Cho vay bổ sung vốn kinh doanh
Cho vay bổ sung vốn kinh doanh
Vay trung hạn – bổ sung vốn lưu động ngắn hạn là hình thức tài trợ nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Quý Khách hàng bằng nguồn vốn vay trung hạn, giúp Quý Khách yên tâm sản xuất kinh doanh với nguồn vốn ổn định.Cho vay tín chấp: "Chợ và Phố Chợ"
Cho vay tín chấp: "Chợ và Phố Chợ"
Quỹ TDND Hoàng mai tại 82 phố Vĩnh hưng, phường Vĩnh hưng, quận Hoàng Mai triển khai Sản phẩm mới: Cho vay Tín chấp "Chợ & Phố Chợ" kể từ ngày 02/05/2013 với nội dung cụ thể như sau: 1. Đối tượng cho vay: - Cá nhân trên 18 tuổi, có Hộ khẩu thường trú tại Địa bàn hoạt động của Quỹ. - Hộ kinh doanh cá thể, có cửa hàng, cửa hiệu đang kinh d...Cho Vay mua nhà ở, nền nhà
Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà đúng theo mong muốn.Chưa khi nào “dễ thở”
Năm 2016, bức tranh chung của các NH ghi nhận lợi nhuận khá tích cực, nhưng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) lại sụt giảm. Theo công bố của NHNN, năm 2016 hệ số CAR của hệ thống TCTD Việt Nam là 12,84% - gần như không có cải thiện so với mức 13% của năm 2015.
Trong đó, nhóm có tỷ lệ CAR đứng đầu thuộc về các NH liên doanh, NH nước ngoài với 33,2%. Hệ số này thấp nhất ở các NHTM nhà nước với tỷ lệ 9,92%; các NHTMCP là 11,8%. Không những thế, cách tính CAR hiện nay vẫn theo quy định của NHNN, chưa theo tiêu chuẩn của Basel II.
Duy trì tỷ lệ an toàn vốn cao là một trong những ưu tiên hàng đầu của các TCTD
Ở cả Basel I và Basel II, hai Hiệp ước vốn này đều đặc biệt chú trọng tới tỷ lệ an toàn vốn. Song với Basel I, rủi ro tín dụng đặt lên hàng đầu, đòi hỏi các NH phải đủ vốn để đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn. Nhưng với Basel II, bên cạnh rủi ro tín dụng phải song hành với kiểm soát rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
Để đạt được tỷ lệ an toàn vốn, không cách gì khác là các NH phải tăng vốn. Các TCTD đều nhận thức rất rõ việc phải sớm tuân thủ Basel II. Tuy nhiên, thị trường vốn Việt Nam hiện nay không quá hào hứng với cổ phiếu của NH. Nên tăng vốn thời điểm này, đặc biệt khi bước vào triển khai Basel II thì khó khăn sẽ là gấp đôi.
Các chuyên gia đều cho rằng, nếu chiếu theo khung chuẩn mới sẽ được áp dụng trong thời gian tới, chắc chắn CAR của các NH Việt sẽ còn thấp hơn rất nhiều. Một chuyên gia tài chính chia sẻ: “Hệ số CAR hiện nay chưa hoàn toàn phản ánh đúng thực trạng năng lực tài chính của các NH. Do đó, CAR vẫn sẽ khó có tín hiệu tích cực thời gian tới. Vì nếu theo thông lệ mới các NH phải có những dự phòng rủi ro mạnh hơn với tín dụng, thị trường và hoạt động NH.
Trích lập dự phòng rủi ro tăng tất yếu sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn, vốn chủ sở hữu bị đẩy xuống, khiến hệ số CAR sụt giảm”. Thêm vào đó, vị này cũng nhận thấy nguy cơ hệ số CAR giảm xuống rất lớn bởi các NH Việt Nam hiện vẫn chủ yếu là trích lập dự phòng rủi ro cho tín dụng, và một phần cho rủi ro thị trường. Như vậy là chưa đủ.
Dưới góc độ TCTD, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cũng thừa nhận việc nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhà nước là vô cùng quan trọng. Các NHTM Việt Nam hầu hết đều thiếu vốn, CAR của các NHTM nhà nước chỉ ở mức đạt 9%. Con số này sẽ giảm khoảng 2% nữa khi áp dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
Trong khi đó, các NH trong khu vực hầu hết đã áp dụng Basel II, một số nước đã chuyển sang áp dụng Basel III với hệ số CAR rất cao. Như Thái Lan 17,6%, Philippines 16%... hay Singapore - quốc gia mà hệ thống NH đang áp dụng theo tiêu chuẩn Basel III với hệ số CAR là 16,4%. Với hệ số an toàn vốn thấp như hiện nay, các NHTM Việt Nam khó có khả năng mở rộng tăng trưởng tín dụng, tài trợ vốn đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế chứ chưa nói đến hội nhập, cạnh tranh với thế giới.
Muôn ngả tìm đường… tăng vốn
Nhận thấy thực tế này, cuối năm 2016, NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ CAR đối với NH, chi nhánh NH nước ngoài. Theo quy định tại Thông tư 41, kể từ ngày 1/1/2020, NH không có công ty con, chi nhánh NH nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của NH, chi nhánh NH nước ngoài tối thiểu 8%. Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của NH tối thiểu 8%. Như vậy, hệ số CAR sẽ điều chỉnh giảm từ 9% đang áp dụng xuống còn 8% trong ba năm tới.
Tại sao mức tối thiểu hệ số CAR giảm mà lại còn phải chờ tới 3 năm nữa mới áp dụng? Vì cách tính hệ số CAR theo quy định mới chặt chẽ và tiệm cận hơn với thông lệ quốc tế. Đơn cử, trong công thức tính CAR phần mẫu số các TCTD phải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trường (K OR) và rủi ro hoạt động (K MR). Các chuyên gia cho rằng đây là quyết định hợp lý. Vì cần cho thời gian để các TCTD có những giải pháp đáp ứng được yêu cầu mới của NHNN.
Tăng vốn là vấn đề của tất cả các NHTM phải đối mặt, không riêng gì quy mô lớn hay nhỏ. Đơn cử như tại VietinBank, NH này đã và đang áp dụng những giải pháp để nâng cao năng lực tài chính trong thời gian qua. Như việc giảm phần vốn Nhà nước sở hữu xuống chỉ còn 64,5%. NH này cũng đã bán xấp xỉ 30% cho các nhà đầu tư nước ngoài - kịch mức trần cho phép hiện nay. Hay có NH chọn cách phát hành trái phiếu thứ cấp trên thị trường để bổ sung vốn…
Tuy nhiên, lãnh đạo các TCTD vẫn rất nhiều tâm tư. Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank từng bày tỏ mong muốn Chính phủ, Bộ Tài chính và NHNN xem xét thông qua, cho phép NH này được chia cổ tức bằng cổ phiếu, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng phục vụ nền kinh tế, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn, quy định về tỷ lệ CAR tại Thông tư 36, Thông tư 06 cũng như sắp tới là việc triển khai Basel II của NHNN.
Đồng quan điểm, lãnh đạo một NHTM nhà nước khác cũng mong muốn Quốc hội, Chính phủ cần tạo điều kiện cho các NHTM, đặc biệt NHTM nhà nước được tăng vốn bằng việc giữ lại lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, phát hành thêm vốn thay vì nộp cổ tức bằng tiền mặt vào ngân sách nhà nước.
Cùng với đó có cơ chế thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực bằng việc xem xét có định hướng và lộ trình cho việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần Nhà nước tại các NHTM nhà nước; tăng giới hạn sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài từ 30% hiện nay lên 35%. Hoàn thiện cơ chế văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế trong việc phát hành tăng vốn riêng lẻ, đảm bảo quá trình bán vốn vừa minh bạch, vừa có tính khả thi cao…
Trong một trao đổi gần đây với phóng viên, TS. Luật sư Bùi Quang Tín, ĐH. NH TP. Hồ Chí Minh cho rằng: Hệ số CAR chỉ là một trong các yếu tố để tính hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH. Ngoài CAR còn có các chỉ số về an toàn thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động, chính sách... Quan trọng là các nhà băng phải đứng bằng thực chất sức khoẻ của mình, minh bạch hóa sổ sách, báo cáo tài chính...
THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP (26/04/2023)
Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi (14/04/2023)
[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 (31/07/2019)
TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (29/06/2019)
Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (26/09/2018)
“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu (30/01/2018)
Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực? (18/05/2017)
NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm (04/05/2017)
Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa (13/03/2017)
Được sự chấp thuận của NHNN thành phố Hà Nội, sự ủng hộ nhiệt tình của Quận ủy, UBND Quận Hoàng Mai, Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai (HMF) đã chính thức được thành lập theo giấy phép số 15/GP-NHNN do Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội cấp ngày 10/8/2007 và chính thức đi vào hoạt động ngày 13/10/2007. Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng,.....Xem thêm...
Áp dụng từ ngày 13/08/2024 |
Trụ sở chính:82 Đường Vĩnh Hưng - P.Vĩnh Hưng - Q.Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: (024) 3577 1661 - Fax: (024) 3634 1976 - Email: info@hmf.com.vn
Điểm giao dịch YÊN SỞ - 104 Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội - ĐT: (024) 3645 3602
Điểm giao dịch MAI ĐỘNG - Số 01, Phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội - ĐT: (024) 3634 1975