Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”
Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”
Từ ngày 12/12 Quỹ TDND Hoàng Mai triển khai Sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ” Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Từ ngày 12/12/2012 Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai triển khai sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng...Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm
Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm
Đối tượng áp dụng: Cá nhân người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành là thành viên của Quỹ. Đặc điểm:Tiết kiệm rút gốc linh hoạt
Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho phép Khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn, đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên Sổ tiết kiệm. · Tiện ích - Rút gốc bất cứ khi...Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ
Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lãi suất ứng với kỳ hạn mà Khách hàng đã lựa chọn theo quy định. · Tiện ích: - Nhiều kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng có thể gửi tiền hoặc rút tiền tại tất cả các điểm gi...Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ
Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho phép khách hàng được nhận đầy đủ lãi ngay tại thời điểm gửi tiền tiết kiệm. · Tiện ích: - Được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền - Có thể giao dịch gửi/rút tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của HMF - Được quyền cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. - Được ủy quyề...Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
Tiện ích sản phẩm: Quý Khách có thể rút vốn trước hạn. Trước ngày đến hạn, Quý Khách có thể yêu cầu HMF chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu. Đảm bảo vay vốn hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HMF. Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho Quý Khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở...Cho vay tín chấp: "Chợ và Phố Chợ"
Cho vay tín chấp: "Chợ và Phố Chợ"
Quỹ TDND Hoàng mai tại 82 phố Vĩnh hưng, phường Vĩnh hưng, quận Hoàng Mai triển khai Sản phẩm mới: Cho vay Tín chấp "Chợ & Phố Chợ" kể từ ngày 02/05/2013 với nội dung cụ thể như sau: 1. Đối tượng cho vay: - Cá nhân trên 18 tuổi, có Hộ khẩu thường trú tại Địa bàn hoạt động của Quỹ. - Hộ kinh doanh cá thể, có cửa hàng, cửa hiệu đang kinh d...Cho Vay cầm cố cổ phiếu
Cho vay thế chấp cổ phiếu là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn dành cho khách hàng cá nhân sở hữu cổ phiếu và có nhu cầu cầm cố để vay vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai .Cho Vay mua nhà ở, nền nhà
Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà đúng theo mong muốn.Cho Vay trả góp tiêu dùng sinh hoạt
Cho Vay trả góp tiêu dùng sinh hoạt
Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi, . . . và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống....Cho vay Cán bộ công nhân viên
Hỗ trợ tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp KHÔNG cần tài sản đảm bảo, KHÔNG cần bảo lãnh trả thay của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân đang công tác tại các công ty (có thu nhập ổn định từ lương) trong việc mua, sửa chữa, trang trí nhà; mua vật dụng gia đình; du lịch; học tập; v.v... với số tiền vay có thể lên đến 250 triệu...Cho vay trả góp hỗ trợ kinh doanh
Cho vay trả góp hỗ trợ kinh doanh
Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp là sản phẩm tín dụng tài trợ vốn lưu động thường xuyên, giúp khách hàng nhanh chóng tăng nguồn vốn kinh doanh nhưng không phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn.Theo BCTC hợp nhất quý 2/2019 SHB vừa công bố, tính đến thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của SHB đạt 341,9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 5,5% so với thời điểm đầu năm và đạt 91,6% so với kế hoạch cả năm. Cho vay khách hàng đạt 240 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6%. Huy động vốn thị trường 1 từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 270,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1%.
Trong quý 2 các hoạt động kinh doanh của SHB đều tăng trưởng tốt. Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng trưởng 60% đạt 1.742 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh, gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái đạt gần 200 tỷ đồng và một số hoạt động kinh doanh khác đạt kết quả khả quan. Tổng lợi nhuận trước thuế trong quý 2 của ngân hàng đạt 817 tỷ đồng, tăng 57%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, SHB đạt 1.560 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 52,7% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành gần 51% kế hoạch cả năm. Năm 2019, SHB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế lên đến 3.068 tỷ đồng, tăng 46,5% so với năm ngoái.
VietinBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý 2 đạt 2.182 tỷ đồng, giảm 2,5% so với cùng kỳ.
Hầu hết các mảng kinh doanh trong quý 2 của VietinBank có kết quả tích cực khi ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đáng chú ý, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần của ngân hàng tăng đột biến 183% lên 314 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng tiếp tục tăng mạnh 62% lên 984 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối có lãi 373 tỷ, tăng vọt 201% so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh tín dụng tăng chậm, thu nhập lãi thuần của VietinBank trong quý 2/2019 vẫn đạt 8.227 tỷ, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh chứng khoán kém khả quan hơn, bị lỗ 58 tỷ trong khi cùng kỳ có lãi 25 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác giảm mạnh 54% xuống còn 196 tỷ.
VietinBank cũng tiếp tục tiết kiệm chi phí hoạt động trong quý 2 khi giảm 1,2% so với cùng kỳ xuống mức 3.619 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận thuần trong quý 2 đạt 6.418 tỷ, tăng 33% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, chi phí dự phòng của VietinBank tăng vọt 63% lên 4.236 tỷ đồng, "ăn mòn" đến 66% lợi nhuận thuần của nhà băng này. Do đó, LNTT trong quý 2 bị sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, LNTT của ngân hàng đạt 5.335 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ.
Nhìn chung trong nửa đầu năm, ngoài trừ hoạt động mua bán chứng khoán và lãi từ hoạt động khác tăng trưởng âm thì các mảng kinh doanh còn lại đều tăng trưởng dương. Trong đó, một số mảng lãi đột biến như kinh doanh ngoại hối tăng 120% đạt 787 tỷ, thu nhập góp vốn mua cổ phần tăng 98% đạt 415 tỷ, hoạt động dịch vụ tăng 63% đạt 1.955 tỷ. Hoạt động cốt lõi tín dụng có thu nhập lãi thuần tăng 12% đạt 16.177 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động 6 tháng là 6.857 tỷ đồng, giảm 3,7%. Chi phí dự phòng rủi ro tăng 51% lên 7.477 tỷ.
Cuối tháng 6, tổng tài sản của VietinBank tăng 1,7% so với hồi đầu năm, đạt 1,18 triệu tỷ. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 2,4% đạt 872.517 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng đạt 846.860 tỷ, tăng 2,5%.
Nợ xấu nội bảng có chuyển biến tích cực khi giảm 681 tỷ tương đương giảm 5% so với hồi đầu năm xuống còn 13.010 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ 1,58% xuống còn 1,47%.
BCTC của VietinBank cũng cho biết, cuối tháng 6, tổng số cán bộ nhân viên của ngân hàng (hợp nhất) là 23.837 người, giảm so với con số 23.992 người so với cuối tháng 3. Sự thay đổi này đến từ ngân hàng mẹ, giảm 174 người trong quý 2 xuống còn 22.388 nhân sự cuối tháng 6.
HDBank: Báo lãi 2.211 tỷ đồng trong 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng mẹ chỉ 1%
15:45 30/07/2019
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - mã HDB), vừa công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2019.
Theo đó, kết thúc quý II/2019, quy mô tổng tài sản của HDBank đạt 210.291 tỷ đồng. Tổng huy động vốn đạt 184.785 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng đạt 144.278 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ, trong đó các mảng bán lẻ và tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp tục là động lực tăng trưởng chính. Với định hướng "xanh hóa" hoạt động kinh doanh, HDBank hiện là một trong những ngân hàng đi đầu về cung cấp tín dụng xanh, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo. 6 tháng đầu năm 2019, ngân hàng đã dành gần 6.000 tỷ đồng tài trợ cho các dự án điện mặt trời thương mại và điện mặt trời áp mái.
Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 2.211 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ và là con số cao nhất từ trước tới nay của nửa năm hoạt động. Các hệ số sinh lời trên tài sản (ROA) và sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt lần lượt 1,7% và 20%. Biên lãi thuần (NIM) hợp nhất tăng lên 4,4%, thuộc top dẫn đầu toàn ngành.
Bên cạnh việc duy trì đà tăng trưởng, chất lượng tài sản của ngân hàng không ngừng được nâng cao, khẳng định hiệu quả của công tác quản trị rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ tại 30/6/2019 chỉ chiếm 1% tổng dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng mẹ, trong khi ngân hàng hợp nhất (bao gồm cả HD Saison) giảm còn 1,4% từ mức 1,5% hồi đầu năm.
Về cơ cấu doanh thu, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 đạt 5.173 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đóng góp 4.354 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ 2018. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 286 tỷ đồng, tăng 27%. Chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được kiểm soát, lần lượt ở các mức 2.430 tỷ đồng và 532 tỷ đồng, phù hợp với kế hoạch đề ra.
Đến 30/6, quy mô vốn chủ sở hữu đạt 18.604 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Hệ số an toàn vốn (CAR) đạt 12,4%.
Ngân hàng cho biết trong năm nay sẽ triển khai áp dụng quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II sau khi Ngân hàng Nhà nước cấp phép; tiếp tục tập trung cho chiến lược xây dựng ngân hàng bán lẻ, SME và tiêu dùng thuộc top dẫn đầu...
Riêng quý 2, LNTT của VPBank đạt 2.560 tỷ, tăng 46% so với cùng kỳ.
Thu nhập lãi thuần của VPBank trong 6 tháng đạt 14.451 tỷ, tăng 18,6% so với đầu năm. Hoạt động dịch vụ có lãi tăng gấp đôi, đạt 1.234 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán cũng có kết quả tích cực, đạt lãi 332 tỷ, gấp 3 lần cùng kỳ. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ 36 tỷ. Ngoài ra, lãi từ hoạt động khác giảm mạnh 46% so với cùng kỳ xuống còn 851 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt hơn 16.800 tỷ, tăng 16% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh hơn, lần lượt tăng 28% lên 6.020 tỷ và tăng 19% lên 6.470 tỷ đồng.
BCTC riêng lẻ của VPBank cho biết, ngân hàng mẹ ghi nhận LNTT trong 6 tháng đầu năm là 3.626 tỷ, giảm mạnh 36% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong hơn 3.600 nghìn tỷ này có 1.400 tỷ lợi nhuận được kết chuyển về từ FE Credit. Theo đó, trên thực tế, ngân hàng mẹ VPBank có lãi hơn 2.226 tỷ đồng trong nửa đầu năm, giảm 21% so với cùng kỳ.
Điều đó cũng có nghĩa, FE Credit có LNTT ở đâu đó quanh mức hơn 2.100 tỷ, tăng khoảng 35% so với cùng kỳ và đóng góp khoảng 49% cho ngân hàng hợp nhất. Trước đó, trong năm 2018, mức đóng góp của FE Credit chỉ ở mức 45%.
Cuối tháng 6, tổng tài sản của VPBank hợp nhất đạt 348.732 tỷ đồng, tăng 7,9% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 11,5%. Huy động tiền gửi khách hàng tăng tới 15,5% đạt 197.363 tỷ đồng.
Nợ xấu nội bảng của VPBank cuối tháng 6 là hơn 8.400 tỷ, tăng 9% so với đầu năm. Mức tăng này thấp hơn so với tăng trưởng tổng cho vay khách hàng nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm từ 3,5% hồi đầu năm xuống còn 3,43%. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở riêng ngân hàng mẹ lại có xu hướng tăng, từ mức 2,72% lên 2,89%.
Ngoài ra, trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành cũng đã giảm từ hơn 3.100 tỷ hồi đầu năm xuống còn hơn 1.400 tỷ.
BCTC của VPBank cũng cho thấy quy mô nhân viên ở ngân hàng mẹ có sự biến động mạnh. Cuối tháng 6, tổng số nhân sự ở nhà băng này là 9.480 người, giảm 1.466 người so với cuối tháng 3 và đã giảm tới 1.986 người so với hồi đầu năm.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV – BID) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019, ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 4.772 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ. Như vậy, sau khi bị Techcombank "vượt mặt", lợi nhuận của BIDV hiện tại còn thua cả MBBank (hơn 4.800 tỷ).
BCTC của ngân hàng cho thấy, trong quý 2, LNTT của BIDV chỉ đạt 2.251 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ với nguyên nhân chủ yếu là do chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh 38% lên 5.524 tỷ đồng.
Hầu hết các mảng kinh doanh trong quý 2 của BIDV vẫn có kết quả khả quan, tăng trưởng dương, theo đó tổng thu nhập hoạt động của BIDV trong quý 2 đạt gần 12 nghìn tỷ, tăng 12% so với cùng kỳ. Ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động (gần như không đổi) để giúp lợi nhuận thuần trong quý 2 tăng vẫn có được mức tăng 20% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của BIDV chỉ tăng 3% đạt gần 22.700 tỷ. Trong đó, đáng chú ý, thu nhập lãi thuần 6 tháng chỉ tăng 1,2% lên 17.683 tỷ do sự sụt giảm trong quý 1. Động lực tăng trưởng chính lại đến từ kinh doanh ngoại hối và lãi từ hoạt động khác, lần lượt tăng 68% và 49% đạt lãi 735 tỷ và 2.375 tỷ. BCTC không thuyết minh cơ cấu nguồn thu lãi từ hoạt động khác của BIDV đến từ đâu, song nhiều khả năng đến từ hoạt động thu hồi nợ đã được xử lý.
Lãi từ hoạt động dịch vụ của BIDV tăng 14,4% lên 1.968 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán bị lỗ 175 trong khi cùng kỳ lãi tới hơn 600 tỷ cũng là một trong những nguyên nhân kéo kết quả kinh doanh của BIDV đi xuống. Thu nhập góp vốn mua cổ phần tương đương cùng kỳ, đạt 113 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động trong 6 tháng tăng nhẹ 3% lên 7.217 tỷ. Chi phí dự phòng rủi ro tăng 6,8% lên 10.710 tỷ và chiếm tới 69% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của nhà băng này.
Cuối tháng 6, tổng tài sản của BIDV vượt 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 6,6% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,5% lên 1,05 triệu tỷ. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 7,1% đạt 1,06 triệu tỷ.
Nợ xấu nội bảng tại thời điểm 30/6/2019 là 21.121 tỷ đồng, tăng 12,3% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh tới 46% lên 10.492 tỷ và nhóm nợ này đang chiếm tới gần một nửa trong cơ cấu nợ xấu của BIDV. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng cũng từ mức 1,9% hồi đầu năm leo lên 1,98%.
Ngân hàng Hàng Hải (MSB) cho biết, với tổng lợi nhuận trước thuế đạt gần 567 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2019, MSB đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, tăng hơn 192% so với cùng kỳ, riêng quý 2 đóng góp gần 494 tỷ đồng, tăng hơn 1.369% so với cùng kỳ.
Kết quả này có được chủ yếu do tăng trưởng thu nhập lãi thuần và thu từ phí dịch vụ. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận gần 1.177 tỷ đồng. Đặc biệt, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ cũng tăng hơn 49% so với cùng kỳ năm 2018, ghi nhận hơn 305 tỷ đồng, riêng quý 2 tăng hơn 53% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp hơn 190 tỷ đồng. Do đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 63% so với cùng kỳ năm 2018, đạt hơn 188 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào tổng lợi nhuận trong 6 tháng của Ngân hàng.
Sau 6 tháng đầu năm 2019, dư nợ cho vay khách hàng tăng hơn 13,7% so với cuối năm 2018. Tổng tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá cũng tăng gần 11%. Tổng tài sản tăng 5%, đạt gần 145 nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vừa công bố kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019.
Theo đó, tính đến ngày 30/06/2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 83.000 tỷ đồng, hoàn thành 97% kế hoạch cả năm 2019. Huy động vốn từ tổ chức và cá nhân cùng phát hành giấy tờ có giá đạt hơn 66.000 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch năm. Dư nợ tín dụng đạt gần 60.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế tăng hơn 36% so với cùng kỳ, đạt 442 tỷ đồng, bằng 55% kế hoạch cả năm.
Trong 6 tháng đầu năm, bên cạnh đẩy mạnh hoạt động, ngân hàng cũng mạnh tay đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh, đặc biệt là ở quý 2. Qua đó, hết 6 tháng, ngân hàng đã đưa vào hoạt động thêm 5 chi nhánh và 18 đơn vị kinh doanh mới, nâng tổng số điểm giao dịch toàn hệ thống lên 93 điểm. Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ khai trương tiếp 10 điểm giao dịch nữa, nâng tổng số điểm giao dịch lên con số 103.
Ngân hàng cho biết thêm trong 6 tháng qua, hoạt động thẻ cũng được đẩy mạnh với mức tăng trưởng gần 20% và đạt tổng cộng 60.000 thẻ tín dụng đến thời điểm này.
Chia sẻ tại buổi sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, lãnh đạo ngân hàng cho biết, trong nửa cuối năm 2019, Nam A Bank sẽ tăng cường số hóa hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ bằng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Big Data vào việc nâng cấp sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng, từng bước thay đổi quan điểm của người dùng về giao dịch ngân hàng trong thời đại 4.0.
Mục tiêu năm 2020, Nam A Bank sẽ nằm trong top 17 ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – TCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2019 riêng lẻ và hợp nhất.
Theo đó, đến 30/6, ngân hàng hợp nhất có tổng tài sản trên 360.663 tỷ đồng, tăng thêm 40 nghìn tỷ tức 12,4% so với đầu năm. Trong đó tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng 20,3% đạt 42.878 tỷ đồng; dư nợ cho vay khách hàng tăng 16% đạt 182.887 tỷ; chứng khoán đầu tư tăng 15,9% đạt 100.234 tỷ còn chứng khoán kinh doanh giảm gần 60% về 3.143 tỷ.
Tiền gửi và vay tổ chức tín dụng khác của Techcombank tăng 56,4% trong 6 tháng vừa qua, lên 56.962 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng cá nhân và tổ chức trong khi đó tăng 9,4% đạt 20.262 tỷ. Các khoản giấy tờ có giá phát hành giảm 4% xuống 12.642 tỷ đồng.
Cũng tại thời điểm 30/6, Techcombank có tổng vốn chủ sở hữu 56.365 tỷ đồng, tăng thêm 8,85% so với đầu năm. Mức tăng chủ yếu nhờ nguồn lợi nhuận chưa phân phối tăng 36% đạt 16.884 tỷ.
Trong kinh doanh, ngoại trừ mảng kinh doanh ngoại hối và chứng khoán kinh doanh sụt giảm, còn lại các mảng khác của Techcombank đều tăng trưởng khá ấn tượng.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần riêng quý 2 tăng 24,8% đạt 3.124 tỷ đồng; mảng dịch vụ tăng 20,6% đạt 830 tỷ; các hoạt động khác tăng 28,4% đạt 466 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần tăng 28,4% đạt 6.484 tỷ đồng; hoạt động dịch vụ tăng gần 19% đạt xấp xỉ 1.400 tỷ đồng và hoạt động khác tăng 30% đạt 774 tỷ đồng.
Sự sụt giảm của mảng chứng khoán kinh doanh và ngoại hối khá mạnh, lần lượt gần 80% và 40% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ, song tổng 2 mảng này chỉ có 270 tỷ đồng, nên cũng không tác động nhiều đến kết quả kinh doanh chung.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động tăng rất mạnh, lần lượt 36,5% ở quý 2 và trên 30% trong 6 tháng là "tội đồ" khiến cho tổng doanh thu thuần của toàn hàng 6 tháng sụt giảm so với cùng kỳ, chỉ đạt 5.901 tỷ đồng trong khi cùng kỳ là 6.240 tỷ. Riêng quý 2, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng 9,4% đạt 3.116 tỷ.
Dẫu vậy, nhờ trích lập dự phòng được siết giảm đến 67% trong quý 2 và 77% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2018, nên lợi nhuận trước thuế quý 2 của ngân hàng hợp nhất vẫn đạt mức tăng 15,9% với 3.044 tỷ đồng và 6 tháng tăng 9% đạt 5.661 tỷ.
Song nếu tính riêng ngân hàng mẹ thì lợi nhuận trước thuế quý 2 chỉ đạt 2.635 tỷ, tăng chưa đến 5% so với cùng kỳ và 6 tháng ở mức 5.018 tỷ, thấp hơn gần 2% so với 6 tháng đầu năm 2018.
Như vậy, Techcombank đã ghi nhận quý tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận thứ 15 liên tiếp dù tốc độ tăng trưởng có đang chậm lại đáng kể so với các quý trước. Mức lợi nhuận hơn 5.660 tỷ của ngân hàng hợp nhất cũng là kỷ lục trong nửa năm kinh doanh ở nhà băng này.
Về chất lượng tín dụng, nợ xấu của Techcombank đã tăng thêm 17,8% trong 6 tháng qua – cao hơn chút ít so với mức tăng tín dụng. Trong đó nợ dưới chuẩn tăng gần gấp 3 lần còn nợ có khả năng mất vốn tăng 33,5% và nợ nghi ngờ giảm 55%. Tổng cộng ngân hàng có hơn 3.300 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 1,22% trên dư nợ cho vay khách hàng, trong khi cuối năm 2018 chỉ có hơn 2.800 tỷ đồng nợ xấu ứng với tỷ lệ 1,06% dư nợ khách hàng.
Trong quý 2, LNTT của ngân hàng đạt 1.915 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này có được chủ yếu nhờ chi phí dự phòng giảm tới 64% xuống còn 111 tỷ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ACB thực tế chỉ tăng 3% đạt 2.026 tỷ đồng.
Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động trong kỳ tăng 23% đạt hơn 3.900 tỷ. Tuy nhiên, chi phí hoạt động tăng vọt tới 56% tức tăng gấp rưỡi lên 1.922 tỷ đồng.
BCTC cho thấy, nguyên nhân chi phí hoạt động tăng vọt nằm ở mục chi phí dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn và rủi ro tài sản khác (từ mức âm 343 tỷ đồng quý 2/2018 lên 162 tỷ đồng quý 2/2019). Chi phí cho nhân viên chỉ tăng 89 tỷ tương đương 11% lên 923 tỷ đồng trong quý 2.
Về kết quả ở các mảng kinh doanh, hầu hết đều có kết quả khả quan. Thu nhập lãi thuần trong quý 2 của ACB đạt 2.903 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động khác của ACB tăng mạnh 35% đạt 480 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, LNTT 6 tháng đạt 3.622 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này có được chủ yếu nhờ việc giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro.
Cuối tháng 6, tổng tài sản của ACB đạt 350.938 tỷ đồng, tăng 6,6% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,8% đạt 248.030 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 7,9% đạt 291.280 tỷ đồng.
Nợ xấu tại ngày 30/6 là 1.656 tỷ đồng, giảm 19 tỷ so với hồi đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ACB giảm từ 0,73% hồi đầu năm xuống còn 0,67%.
BCTC của ACB cũng cho biết, số lượng cán bộ nhân viên của ngân hàng hợp nhất cuối tháng 6 là 10.832 người, giảm mạnh so với con số 11.340 người hồi cuối tháng 3. Số lượng nhân sự giảm chủ yếu ở ngân hàng mẹ khi số nhân viên tại ngân hàng ACB cuối tháng 6 là 10.471 người, giảm 505 nhân viên so với cuối tháng 3/2019.
Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Captial Bank) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2019.
Theo đó, đến 30/6, ngân hàng có tổng tài sản hơn 47.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,1% so với đầu năm. Trong đó cho vay khách hàng 31.031 tỷ, tăng 5,7% so với đầu năm và tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Huy động vốn khách hàng 6 tháng đầu năm nay đạt 34.278 tỷ đồng, tăng 2,3% so với đầu năm và tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trước thuế riêng quý 2 đạt 26 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2018 ngân hàng lỗ hơn 28 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng lợi nhuận trước thuế đạt 48 tỷ đồng, thấp hơn 17,7% so với cùng kỳ.
Đóng góp quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm nay là hoạt động bán lẻ với điểm nhấn là mảng khách hàng cá nhân khi doanh thu thuần đạt mức tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ. Mảng dịch vụ trong khi đó đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhất khi riêng quý 2 đạt mức tăng gấp 3,6 lần và 6 tháng tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong quý 2 tăng nhẹ 2,2% và 6 tháng đạt tương đương cùng kỳ năm trước. Còn lại các mảng như kinh doanh ngoại hối, chứng khoán đầu tư đều sụt giảm.
Ngân hàng không công bố chi tiết báo cáo quý 2 nên không rõ chất lượng tín dụng hiện nay ra sao. Trước đó trong quý 1 báo cáo tài chính cũng che đi phần thuyết minh. Tại thời điểm cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này là 2,06%.
Trong quý 2, ngân hàng có lãi trước thuế đạt 66,3 tỷ đồng, tăng 75% so với đầu năm. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng LNTT là 89 tỷ, giảm 19,4% so với cùng kỳ do lợi nhuận trong quý 1 trước đó kém khả quan hơn.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong 6 tháng của VietABank đạt 452 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn thu từ tín dụng trong quý 2 đã có chuyển biến tích cực hơn khi thu nhập lãi thuần đạt 296 tỷ, tăng 13,4%.
Hoạt động dịch vụ bị lỗ 6,8 tỷ; lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán chưa được đến 3 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi từ hoạt động khác lại tăng vọt đạt 23,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ bị lỗ gần 1 tỷ.
Tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng đạt hơn 471 tỷ, giảm 11,6% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 11,8% lên 290 tỷ. Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng sụt giảm tới 34% chỉ đạt 181 tỷ đồng.
Do đó, mặc dù chi phí dự phòng được cắt giảm tới 43% xuống còn 92 tỷ, LNTT trong nửa đầu năm của VietABank vẫn bị giảm 20% so với cùng kỳ.
Cuối tháng 6, tổng tài sản của ngân hàng đạt 68.345 tỷ đồng, giảm 4,1% so với đầu năm chủ yếu do tiền gửi tại các TCTD và cho vay các TCTD sụt giảm mạnh từ hơn 15 nghìn tỷ xuống còn khoảng 11 nghìn tỷ. Dư nợ cho vay khách hàng vẫn tăng 7,4% đạt 40.307 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 5,9% đạt 43.788 tỷ.
6 tháng đầu năm 2019, SeABank lãi trước thuế 439 tỷ, tăng 69% so với cùng kỳ. Mức lãi này có được, ngoài việc nhờ các mảng kinh doanh tăng trưởng tốt còn do chi phí dự phòng rủi ro giảm.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong 6 tháng đạt 1.419 tỷ đồng, tăng 16%. Đáng chú ý nhất là hoạt động dịch vụ tăng hơn 3 lần đạt 143 tỷ, lãi từ kinh doanh chứng khoán tăng 53% đạt 48 tỷ đồng.
Tựu chung, tổng thu nhập hoạt động của nhà băng trong 6 tháng đạt hơn 1.600 tỷ, tăng 15% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động tăng thấp hơn, ở mức 12,2% lên 875 tỷ. Chi phí dự phòng còn giảm 11% xuống còn 323 tỷ.
Cuối tháng 6, tổng tài sản của SeABank đạt 149.473 tỷ đồng, tăng 6% so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 5,2% lên 87.297 tỷ. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 6,5% lên 89.920 tỷ.
Nợ xấu có chuyển biến tích cực khi tổng nợ xấu nội bảng giảm xuống còn 1.827 tỷ, trong đó còn 640 tỷ nợ được khoanh và nợ chờ xử lý. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm còn 2,07% cuối tháng 6/2019.
Trong quý 2/2019, LNTT của ngân hàng đạt 7,2 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức lãi này có được chủ yếu nhờ chi phí dự phòng giảm mạnh tới 42% xuống còn 23 tỷ. Trong khi đó, hầu hết các mảng kinh doanh đều có kết quả đi xuống.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong quý 2 giảm 1,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 258 tỷ đồng. Trước đó, thu nhập từ tín dụng trong quý 1 cũng ở tình trạng sụt giảm tương tự. Lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 12,5%, chỉ đạt 7 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ 2 tỷ. Lãi từ hoạt động khác giảm 93% chỉ đạt 7,3 tỷ đồng.
Theo đó, tổng thu nhập hoạt động giảm 24,5%, chỉ đạt 271 tỷ đồng. Và mặc dù đã cắt giảm chi phí hoạt động 21% so với cùng kỳ xuống còn 211 tỷ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NCB vẫn tăng trưởng âm, chỉ đạt 60 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của NCB đạt 463 tỷ, giảm 22,7% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động giảm 21%, chi phí dự phòng giảm 42%. Theo đó, LNTT nửa đầu năm đạt 21 tỷ, tăng 32% so với cùng kỳ.
Cuối tháng 6, tổng tài sản của NCB là 70.696 tỷ đồng, giảm 2,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 1,6% đạt 35.846 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng lại tăng mạnh 14,4% lên 53.932 tỷ.
Kết quả trên có được là nhờ việc các mảng kinh doanh có lãi khả quan và chi phí dự phòng sụt giảm.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng 27,7% lên 2.965 tỷ đồng; nguồn thu nhập này đang đóng góp khoảng 95% cho tổng thu nhập hoạt động của LienVietPostBank. Ngoài ra, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng tới 2,5 lần, đạt 104 tỷ đồng.
Các mảng kinh doanh còn lại cũng có chuyển biến tích cực hơn. Như hoạt động mua bán chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2018 bị lỗ tới 50 tỷ, nay khoản lỗ thu nhỏ về còn 14 tỷ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối có lãi 36 tỷ, tăng 149% so với cùng kỳ.
Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng 16,6% lên 1.809 tỷ. Trong đó, chi phí cho nhân viên tăng 12,5% lên 767 tỷ đồng.
Với sự sụt giảm mạnh quý 2/2019 (giảm tới 58%), chi phí dự phòng trong 6 tháng đầu năm 2019 giảm nhẹ 3,2% xuống còn 189 tỷ.
Cuối tháng 6, tổng tài sản của LienVietPostBank đạt 189.955 tỷ đồng, tăng 8,5% so với hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 8,5% đạt 127.724 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng chậm hơn với mức tăng 4,1% lên 130.053 tỷ đồng.
Nợ xấu tại nhà băng có sự thay đổi đáng chú ý khi nợ nhóm 4 tăng vọt 171% lên 634 tỷ. Trong khi đó, nợ nhóm 3 giảm 47%, nợ nhóm 5 chỉ tăng nhẹ 6,8%. Theo đó, tổng nợ xấu nội bảng của LienVietPostBank cuối tháng 6 là 1.907 tỷ và chiếm 1,48% trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này tăng nhẹ so với mức 1,41% hồi đầu năm.
Theo BCTC của Vietcombank, trong 6 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận hợp nhất của ngân hàng đạt 11.303 tỷ đồng, tăng tới 41% so với cùng kỳ. Theo đó, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí số một về lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng.
BCTC của Vietcombank cho thấy, các mảng kinh doanh chính của ngân hàng đều có kết quả khả quan. Trong khi đó, ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và chỉ tăng nhẹ chi phí dự phòng rủi ro.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong 6 tháng đầu năm đạt 17.078 tỷ đồng, tăng 31,4% so với cùng kỳ. Với một ngân hàng có quy mô lớn như Vietcombank, mức tăng trưởng này khá ấn tượng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng đam chiếm khoảng 74% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh hoạt động tín dụng, lãi từ hoạt động dịch vụ của vietcombank cũng tăng gần 24% đạt 2.145 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 57% lên 1.628 tỷ đồng.
Các mảng kinh doanh còn lại kém khả quan hơn. Lãi từ mua bán chứng khoán chỉ đạt 84 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ. Thu nhập góp vốn mua cổ phần giảm 63%, chỉ đạt 201 tỷ. Lãi từ hoạt động khác giảm 19%, chỉ đạt 1.934 tỷ đồng.
Như vậy, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt hơn 23.000 tỷ, tăng 20% so với cùng kỳ. Cùng với đó, tiết kiệm chi phí đã góp phần tạo nên mức lợi nhuận kỷ lục của Vietcombank.
Trong 6 tháng, chi phí hoạt động của Vietcombank chỉ tăng 6,6% so với cùng kỳ lên mức 8.451 tỷ. Theo đó, tỷ lệ tổng chi phí hoạt động/ tổng thu nhập hoạt động đạt mức 36,6%, thấp hơn nhiều so với mức 41,3% so với nửa đầu năm trước. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng chỉ tăng nhẹ 2,5% lên 3.317 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 6/2019, tổng tài sản Vietcombank đạt 1,12 triệu tỷ, tăng 4,7% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách khàng tăng 9,9% đạt 682.809 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 8,6% đạt 870.860 tỷ đồng.
Nợ xấu của ngân hàng tăng 910 tỷ so với hồi đầu năm lên mức 7.134 tỷ. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay từ mức 0,99% hồi đầu năm tăng lên 1,03%.
Nợ xấu tại Vietcombank tăng chủ yếu do Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng vọt từ 292 tỷ lên tới 1.670 tỷ, tức tăng tới gần 6 lần. Trong khi đó, nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5 có xu hướng giảm.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019.
Theo đó, tính đến 30/6/2019, tổng tài sản ngân hàng đạt 91.236 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ 2018. Huy động vốn khách hàng dạt 64.278 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ và dạt 78% kế hoạch cả năm.
Cho vay khách hàng đạt 49.762 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ và đạt 81% kế hoạch năm. Trong đó, cho vay đối với hai phân khúc khách hàng mục tiêu gồm khách hàng cá nhân đạt 21.682 tỷ đồng, tương đương tăng 4,6% so với cùng kỳ 2018, đạt 101% kế hoạch năm 2019; cho vay khách hàng SMEs đạt 10.360 tỷ đồng, tương đương tăng 14% so với cùng kỳ 2018, đạt 67% so với kế hoạch năm 2019.
Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,44% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng.
Thu nhập lãi thuần đạt 1.266 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ; lãi thuần từ dịch vụ đạt 72 tỷ đồng; chi phí hoạt động kiểm soát ở mức 809 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 517 tỷ. So với cùng kỳ năm 2018, lợi nhuận của ABBank giảm 12,7%.
Ngày 10/7 vừa qua ABBank đã phát hành hơn 39 triệu cổ phiếu để chia cổ tức của năm 2017 và nâng vốn điều lệ từ hơn 5.319 tỷ đồng lên trên 5.713 tỷ đồng. Trong năm nay, ngân hàng lên kế hoạch lãi trước thuế 1.220 tỷ đồng và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2019.
Trong 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 590 tỷ, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ có lãi gần 13 tỷ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lãi từ hoạt động khác tăng hơn 4,5 lần và đạt 59 tỷ đồng.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán kém khả quan hơn, lần lượt có lãi 8 tỷ và 51 tỷ, giảm 32% và 66% so với cùng kỳ.
Như vậy, tổng thu nhập hoạt động của VietBank đạt 721 tỷ, giảm nhẹ so với mức 725 tỷ đạt được cùng kỳ.
Chi phí hoạt động tăng 17% lên 450 tỷ. Trong khi đó, chi phí dự phòng sụt giảm 84% xuống còn 21,5 tỷ trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, riêng quý 2, VietBank hoàn nhập dự phòng hơn 2 tỷ.
Nhờ việc giảm trích lập dự phòng nên mặc dù các mảng kinh doanh nhìn chung không có đột phá, VietBank vẫn có lãi trước thuế đạt 250 tỷ trong 6 tháng đầu năm, tăng 24% so với cùng kỳ.
Cuối tháng 6/2019, tổng tài sản của nhà băng tăng 9,5% đạt 56.603 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 5,8 tỷ đạt 37.242 tỷ. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 7,3% đạt 42.771 tỷ đồng.
Nợ xấu nội bảng của VietBank là gần 430 tỷ đồng tại thời điểm ngày 30/6/2019, giảm 14 tỷ so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,25% xuống còn 1,14%.
Thu nhập lãi thuần của nhà băng đạt 8.530 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 25,5% so với cùng kỳ. Hoạt động ngoại hối cũng có kết quả khả quan, đạt lãi 284 tỷ, tăng 62%.
Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank- MBB) vừa công bố BCTC Hợp nhất quý 2/2019, ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt 4.875 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Trong đó, LNTT quý 2/2019 đạt 2.451 tỷ, tăng 28%.
Hầu hết các mảng kinh doanh của MBBank có kết quả tích cực. Trong đó, đáng chú ý nhất là hoạt động dịch vụ có lãi đột biến, đạt 1.813 tỷ đồng, tăng tới 85% so với cùng kỳ. Động lực chính của tăng trưởng hoạt động dịch vụ của MBank là mảng kinh doanh bảo hiểm khi hoạt động này có lãi tới 1.042 tỷ, gấp 2,5 lần mức đạt được cùng kỳ. MBBank đang có 2 công ty con kinh doanh bảo hiểm là MIC và MB Ageas.
Hoạt động mua bán chứng khoán kém khả quan hơn, sụt giảm 16% có lãi 262 tỷ. Lãi từ hoạt động khác giảm nhẹ 6% xuống còn 679 tỷ đồng. Thu nhập góp vốn mua cổ phần tăng 9% đạt 43,6 tỷ.
Tổng thu nhập hoạt động của MBBank đạt 6.158 tỷ đồng, tăng 28,5%.
Song song với đó, MBBank chi mạnh cho nhân viên khiến chi phí hoạt động tăng 23% lên 4.372 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. BCTC của MBBank cũng cho biết, thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng mẹ là 32,75 triệu đồng/tháng. Tính cả các công ty con, thu nhập bình quân là 26,9 triệu đồng/tháng.
Chi phí dự phòng của ngân hàng cũng tăng vọt 43,7% lên 2.364 tỷ đồng. Theo đó, LNTT của ngân hàng hợp nhất là 4.875 tỷ. Riêng ngân hàng mẹ có lãi 4.306 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 6/2019, tổng tài sản của MBBank đạt 402.264 tỷ đồng, tăng 11%. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 11,6% lên 235.996 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 7,9% đạt 259.009 tỷ đồng.
Nợ xấu của nhà băng tại thời điểm 30/6 là 3.001 tỷ đồng, tăng 141 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ mức 1,33% hồi đầu năm xuống còn 1,26%.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex vừa công bố BCTC Quý 2/2019, ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 2 chỉ đạt 8 tỷ, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ. Theo đó, LNTT 6 tháng đầu năm 2019 của nhà băng này chỉ đạt 94 tỷ, giảm 5% so với cùng kỳ.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, phần lớn các mảng kinh doanh của PGBank kém khả quan hơn. Thu nhập lãi thuần giảm nhẹ 1% chỉ đạt 430 tỷ; lãi từ dịch vụ giảm 19% xuống còn 16 tỷ; lãi từ kinh doanh ngoại hối cũng giảm 8% xuống mức 26 tỷ đồng.
Trong khi đó, ngân hàng ghi nhận lãi từ hoạt động khác tăng đột biến 7 lần so với cùng kỳ, đạt 55 tỷ. Lãi từ mua bán chứng khoán tăng nhẹ 6,5% đạt hơn 11 tỷ đồng.
Tựu chung, tổng thu nhập hoạt động của PGBank sau 2 quý đầu năm 2019 là gần 540 tỷ, tăng gần 8%. Chi phí hoạt động ở mức tương đương cùng kỳ đạt 269 tỷ đồng.
Dù vậy, với việc tăng mạnh chi phí dự phòng 30% lên 175 tỷ, LNTT 6 tháng đầu năm của nhà băng sụt giảm nhẹ. Trong đó, quý 1 đóng góp phần lớn với mức lãi 86 tỷ đồng, quý 2 chỉ đạt 8 tỷ.
Đến cuối tháng 6, tổng tài sản ở PGBank là 28.211 tỷ đồng, giảm 5,6% so với hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng chỉ tăng nhẹ 1,2% lên 22.080 tỷ đồng; tiền gửi tại NHNN sụt giảm mạnh 70% xuống 580 tỷ. Huy động tiền gửi khách hàng của PGBank sụt giảm 7,8% xuống còn 21.519 tỷ.
Đáng chú ý, nợ xấu tại nhà băng có xu hướng tăng lên. Tại thời điểm ngày 30/6/2019, nợ xấu của GPBank là 683 tỷ đồng, tăng 29 tỷ so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay theo đó tăng từ 2,96% lên 3,06%.
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank – BAB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019, ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 436 tỷ đồng, cao hơn 2 tỷ so với mức đạt được cùng kỳ.
Tổng thu nhập hoạt động của Bac A Bank sụt giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ hoạt động mua bán chứng khoán và lãi từ hoạt động khác kém khả quan hơn, chỉ có lãi lần lượt là 0,8 tỷ và 17,6 tỷ, sụt giảm tới 99% và 77% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lãi từ kinh doanh ngoại hối cũng sụt giảm 19%, đạt 7 tỷ; thu nhập góp vốn mua cổ phần giảm 41% chỉ đạt 6 tỷ.
Thu nhập lãi thuần có tăng trưởng nhưng không ấn tượng với mức tăng 5,7% đạt 943 tỷ đồng. Điểm sáng lớn nhất là lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 54 tỷ, tăng 80%.
Do sự sụt giảm trong tổng thu nhập hoạt động nên mặc dù chi phí hoạt động chỉ tăng nhẹ 9,2% lên 477 tỷ, chi phí dự phòng thậm chí giảm mạnh 46% xuống còn 114 tỷ trong 6 tháng đầu năm, LNST của Bac A Bank chỉ ở mức tương đương so với cùng kỳ (350 tỷ).
Đến cuối tháng 6/2019, tổng tài sản của Bac A Bank vượt mốc 100 nghìn tỷ, tăng 5,1% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 8,3% đạt 68.622 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 6,2% đạt 77.034 tỷ đồng.
Nợ xấu nội bảng của ngân hàng cuối quý 2 là 502 tỷ, tăng nhẹ 2,8% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ mức 0,76% xuống 0,72%.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) vừa công bố báo cáo quý II với thu nhập lãi thuần giảm 7% còn 157 tỷ đồng. Các hoạt động khác như dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán kinh doanh, hoạt động khác đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.
Dù chi phí hoạt động cũng giảm 9% về 109 tỷ đồng nhưng ngân hàng vẫn báo lãi giảm 24% còn 14,2 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Saigonbank ghi nhận thu nhập lãi thuần 316 tỷ đồng, giảm 3,2% so với cùng kỳ. Các hoạt động kinh doanh khác cũng sụt giảm, cộng thêm chi phí hoạt động lại gia tăng 3% khiến lợi nhuận thuần ở mức 132,6 tỷ đồng, giảm 30%.
Tuy nhiên, do ngân hàng giảm tỷ lệ trích lập dự phòng từ mức 41% cùng kỳ năm 2018 xuống còn 33,3%, (tương đương giảm trích lập 33 tỷ) nên lợi nhuận trước thuế của Saigonbank chỉ còn giảm 21%, xuống đạt 88 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 30/6/2019, tổng tài sản của Saigonbank ở mức 21.291 tỷ đồng, tăng 4,5% so với hồi đầu năm. Dư nợ cho vay ở mức 14.181 tỷ đồng, tăng 3,73%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,25%.
Ngân hàng Sacombank vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019. Tại Hội nghị, ngân hàng đã công bố lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 1.500 tỷ đồng, tương đương 55% kế hoạch năm.
Đến hết quý 2/2019, tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 439.000 tỷ đồng; trong đó chú trọng tái cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 398.000 tỷ đồng. Cho vay đạt hơn 279.000 tỷ đồng; danh mục cho vay được cơ cấu theo hướng giảm cho vay kinh doanh bất động sản, tăng cho vay sản xuất kinh doanh, phát triển tín dụng tiêu dùng, tín dụng xanh. Mạng lưới giao dịch đạt 566 điểm, phủ 48/63 tỉnh thành Việt Nam, Lào và Campuchia.
Chất lượng tín dụng cũng được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,11% xuống 1,96%. Dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đem về nguồn thu gần 1.400 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Các tỷ lệ an toàn đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh khởi sắc, Sacombank cũng tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại, bám sát các mục tiêu tại Đề án. Theo đó, Sacombank đã tăng cường thu hồi nợ xấu và tài sản tồn đọng với hơn 11.000 tỷ đồng đã xử lý trong 6 tháng đầu năm. Như vậy, lũy kế từ khi triển khai Đề án đến nay, Sacombank đã thu hồi được gần 35.700 tỷ đồng.
Lãnh đạo ngân hàng cho biết, với nền tảng vững chắc, 6 tháng cuối năm 2019, Sacombank tiếp tục gia tăng năng lực tài chính, đẩy mạnh huy động và phát triển dịch vụ, nâng cao chất lượng và đột phá về sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện công tác bán hàng, cải thiện năng suất lao động, củng cố toàn diện mọi mặt hoạt động và nâng tầm quản trị điều hành… nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch 2019.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa công bố BCTC Hợp nhất Quý 2/2019, ghi nhận mức LNTT 6 tháng đầu năm đạt 1.820 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần trong 2 quý đầu năm đạt 2.917 tỷ đồng, tăng 29%. Trong khi đó, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng đột biến 142% đạt 764 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác tăng 11% đạt 93,5 tỷ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán kém quả quan hơn, lần lượt bị lỗ 86 tỷ và 26,7 tỷ. Tựu chung, tổng thu nhập hoạt động đạt 3.662 tỷ, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí hoạt động trong kỳ của VIB tăng 15,8% lên 1.522 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro của VIB cũng tăng khá mạnh (36%) lên 320 tỷ.
Báo cáo của VIB cho thấy chi phí hoạt động tăng chủ yếu do tăng chi phí cho nhân viên. Trong 2 quý đầu năm, ngân hàng đã chi hơn 830 tỷ để trả thu nhập cho nhân viên. Theo đó, bình quân mỗi nhân viên VIB có thu nhập là 23,55 triệu đồng/tháng, tiền lương là 19,56 triệu đồng/tháng.
Tăng trưởng tín dụng VIB tăng khá mạnh trong những tháng qua. Cuối tháng 6, dư nợ cho vay khách hàng của nhà băng này đạt 113.387 tỷ đồng, tăng 19% so với hồi đầu năm. Tổng tài sản tăng 17,8% đạt 163.956 tỷ đồng. Huy động tiền gửi từ khách hàng tăng thấp hơn hoạt động cho vay với mức tăng 17% đạt 99.158 tỷ. Tuy nhiên, ngân hàng đã đẩy mạnh huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, tăng hơn 5.000 tỷ trong 6 tháng lên con số 15.257 tỷ.
Mặc dù cho vay khách hàng tăng mạnh, nợ xấu tại VIB lại có xu hướng giảm. Tổng nợ xấu của ngân hàng cuối tháng 6 là 2.224 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 0,8% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ mức 2,29% xuống còn 1,8%.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank – KLB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2019.
Theo BCTC Hợp nhất, trong quý 2/2019, ngoại trừ hoạt động mua bán chứng khoán có mức lãi thấp hơn cùng kỳ, hầu hết các mảng kinh doanh đều có kết quả tích cực. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 314 tỷ, tăng 19,4% so với cùng kỳ; lãi từ dịch vụ tăng mạnh 43% đạt 18 tỷ; lãi từ hoạt động khác đạt gần 11 tỷ, tăng hơn 3 lần.
Mặc dù thu nhập hoạt động tăng mạnh nhưng chi phí hoạt động cũng tăng 23,6% và chi phí dự phòng tăng 31% lên 22,6 tỷ. Theo đó, LNTT của Kienlongbank trong quý 2 sụt giảm nhẹ 4,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 74 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 2 là 59 tỷ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Kienlongbank lãi 148,5 tỷ đồng trước thuế, nhỉnh hơn 1 tỷ so với cùng kỳ. Trong kỳ, tổng thu nhập hoạt động của nhà băng đạt 654 tỷ, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2018. Cùng với đó, chi phí hoạt động tăng 195 lên 481 tỷ, chi phí dự phòng tăng 25% lên 24,5 tỷ đồng.
Cuối quý 2/2019, tổng tài sản của Kienlongbank đạt 47.670 tỷ đồng, tăng 12,7% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng chỉ tăng 5,3% tương đương với 1.544 tỷ lên 30.761 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng của nhà băng cũng tăng 5,3% đạt 30.759 tỷ.
Đáng lưu ý, nợ xấu trong 6 tháng đầu năm của Kienlongbank tăng 28% lên 357 tỷ. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 0,94% lên 1,15%. Theo Trí thức trẻ
THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP (26/04/2023)
Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi (14/04/2023)
[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 (31/07/2019)
TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (29/06/2019)
Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (26/09/2018)
“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu (30/01/2018)
Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực? (18/05/2017)
NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm (04/05/2017)
Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa (13/03/2017)
Được sự chấp thuận của NHNN thành phố Hà Nội, sự ủng hộ nhiệt tình của Quận ủy, UBND Quận Hoàng Mai, Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai (HMF) đã chính thức được thành lập theo giấy phép số 15/GP-NHNN do Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội cấp ngày 10/8/2007 và chính thức đi vào hoạt động ngày 13/10/2007. Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng,.....Xem thêm...
Áp dụng từ ngày 13/08/2024 |
Trụ sở chính:82 Đường Vĩnh Hưng - P.Vĩnh Hưng - Q.Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: (024) 3577 1661 - Fax: (024) 3634 1976 - Email: info@hmf.com.vn
Điểm giao dịch YÊN SỞ - 104 Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội - ĐT: (024) 3645 3602
Điểm giao dịch MAI ĐỘNG - Số 01, Phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội - ĐT: (024) 3634 1975