Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ
Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lãi suất ứng với kỳ hạn mà Khách hàng đã lựa chọn theo quy định. · Tiện ích: - Nhiều kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng có thể gửi tiền hoặc rút tiền tại tất cả các điểm gi...Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm
Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm
Đối tượng áp dụng: Cá nhân người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành là thành viên của Quỹ. Đặc điểm:Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ
Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho phép khách hàng được nhận đầy đủ lãi ngay tại thời điểm gửi tiền tiết kiệm. · Tiện ích: - Được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền - Có thể giao dịch gửi/rút tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của HMF - Được quyền cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. - Được ủy quyề...Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”
Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”
Từ ngày 12/12 Quỹ TDND Hoàng Mai triển khai Sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ” Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Từ ngày 12/12/2012 Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai triển khai sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng...Tiết kiệm rút gốc linh hoạt
Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho phép Khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn, đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên Sổ tiết kiệm. · Tiện ích - Rút gốc bất cứ khi...Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
Tiện ích sản phẩm: Quý Khách có thể rút vốn trước hạn. Trước ngày đến hạn, Quý Khách có thể yêu cầu HMF chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu. Đảm bảo vay vốn hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HMF. Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho Quý Khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở...Cho vay Cán bộ công nhân viên
Hỗ trợ tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp KHÔNG cần tài sản đảm bảo, KHÔNG cần bảo lãnh trả thay của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân đang công tác tại các công ty (có thu nhập ổn định từ lương) trong việc mua, sửa chữa, trang trí nhà; mua vật dụng gia đình; du lịch; học tập; v.v... với số tiền vay có thể lên đến 250 triệu...Cho vay trả góp hỗ trợ kinh doanh
Cho vay trả góp hỗ trợ kinh doanh
Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp là sản phẩm tín dụng tài trợ vốn lưu động thường xuyên, giúp khách hàng nhanh chóng tăng nguồn vốn kinh doanh nhưng không phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn.Cho vay du học
Cho vay du học là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu hỗ trợ tài chính để làm thủ tục xin xét cấp Visa và/hoặc thanh toán chi phí du học cùng các chi phí phát sinh trong thời gian du họcCho vay trả góp xây nhà, sửa nhà cửa
Cho vay trả góp xây nhà, sửa nhà cửa
Cho vay trả góp xây nhà, sửa chữa nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp Khách hàng xây dựng sửa chữa, trang trí nội thất căn nhà của mình đúng theo mong muốn.Cho Vay trả góp tiêu dùng sinh hoạt
Cho Vay trả góp tiêu dùng sinh hoạt
Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi, . . . và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống....Cho Vay mua nhà ở, nền nhà
Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà đúng theo mong muốn.Xu hướng thời đại
Theo số liệu vừa được NHNN cập nhật những ngày giáp Tết, tỷ trọng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần, từ 14,02% năm 2010 còn khoảng 12% hiện nay; trong khi đó tỷ lệ người dân có tài khoản NH ở mức khá cao, đến cuối tháng 10-2016 đã đạt trên 67,4 triệu tài khoản cá nhân (so với mức 16,8 triệu tài khoản vào cuối năm 2010). Trên toàn quốc hiện có trên 254.000 POS và 17.379 ATM được lắp đặt (tăng lần lượt 13,77% và 5,39% so với thời điểm cuối năm 2015).
Đồng thời, số lượng thẻ NH phát hành, số lượng và giá trị giao dịch thẻ tăng khá nhanh, đến cuối tháng 10-2016 số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 110,8 triệu thẻ (tăng 11,36% so với thời điểm cuối năm 2015). Đáng chú ý, một số NHTM đã chủ động trong việc đầu tư, áp dụng nhiều giải pháp công nghệ thanh toán mới, hiện đại như xác thực vân tay, sinh trắc, sử dụng mã QR Code, thanh toán phi tiếp xúc, mang lại tiện lợi và an toàn trong giao dịch thanh toán điện tử.
Mới đây, Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%; tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại NH tối thiểu đạt 70%. Ngoài ra, 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm có thiết bị chấp nhận TTKDTM; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ, viễn thông sẽ TTKDTM; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các TP lớn sử dụng phương tiện TTKDTM.
Không những vậy, các cơ quan còn xem xét ban hành quy định giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (như ô tô, xe máy, tàu thuyền…) cũng thực hiện TTKDTM. Hoặc toàn bộ những hoạt động như thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội, thu học phí... được khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc.
An toàn là trên hết
Hiện nay, một số dịch vụ công cộng cơ bản như thu tiền điện, nước, cáp truyền hình, internet... đều đã được các NH triển khai mạnh mẽ. Khách hàng chỉ cần có tài khoản NH là có thể ủy thác cho NH thanh toán các khoản chi phí sinh hoạt nhằm thúc đẩy TTKDTM.
Tuy nhiên, rào cản hoạt động này gặp phải là thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt của nhiều người dân vẫn chưa thay đổi. Tâm lý người dùng vẫn lo ngại về chất lượng hàng hóa, vấn đề an ninh an toàn trong thanh toán trực tuyến khi mua sắm và trả tiền qua mạng. Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong thời gian qua xuất hiện một số rủi ro trong công nghệ và các rủi ro liên quan khác phát sinh trong quá trình sử dụng các hoạt động dịch vụ NH.
Mặc dù các NH hiện đang tập trung đầu tư lớn cho hệ thống công nghệ, bảo mật cũng như áp dụng các quy trình thanh toán theo chuẩn quốc tế nhưng vẫn có thể xảy ra rủi ro. Theo ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó Tổng giám đốc VietinBank, vấn đề tội phạm công nghệ cao thực sự là nỗi lo và là mối quan tâm hàng đầu của nhiều lãnh đạo NH.
Các NH thường xuyên nhận được khuyến cáo của NHNN và các bộ phận quản trị rủi ro của NH cũng thường xuyên cập nhật và nâng cao chất lượng để vượt qua các thách thức, tăng cường sự an toàn cho NH. Đồng thời, đối với những vụ việc đã được phát hiện rất cần xử lý nhanh, hợp lý để tạo niềm tin cho khách hàng.
Theo các chuyên gia, cùng với sự phát triển của công nghệ trong thanh toán điện tử, tội phạm trong lĩnh vực này sẽ gia tăng. Ngay cả tại các nước phát triển nơi có hệ thống pháp lý và công nghệ tiên tiến cũng không bảo đảm an toàn tuyệt đối trong thanh toán điện tử.
Như vậy, việc chấp nhận rủi ro nhất định để phát triển TTKDTM. Về phía khách hàng, chuyên gia cũng khuyến cáo cần phải tăng tính bảo mật trong thanh toán. Một khi khách hàng hiểu và nhận thức đầy đủ về việc sử dụng dịch vụ NH, cách thức, quy trình và các yêu cầu về bảo mật thông tin sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro phát sinh liên quan đến dịch vụ thẻ hay thanh toán trực tuyến, chuyển tiền, rút tiền.
Trên thực tế, trong thời gian qua một số vụ mất tiền trong tài khoản có phần do lỗi của người dùng khi làm lộ những thông tin về tài khoản của mình. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao ý thức, cảnh giác để hạn chế những rủi ro trong giao dịch là hết sức cần thiết. Hơn nữa, chính các TCTD cũng phải quan tâm đến sự phát triển phù hợp, tương xứng quy mô, khả năng của tổ chức trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ với trình độ và khả năng quản trị của NH.
THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP (26/04/2023)
Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi (14/04/2023)
[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 (31/07/2019)
TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (29/06/2019)
Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (26/09/2018)
“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu (30/01/2018)
Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực? (18/05/2017)
NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm (04/05/2017)
Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa (13/03/2017)
Được sự chấp thuận của NHNN thành phố Hà Nội, sự ủng hộ nhiệt tình của Quận ủy, UBND Quận Hoàng Mai, Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai (HMF) đã chính thức được thành lập theo giấy phép số 15/GP-NHNN do Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội cấp ngày 10/8/2007 và chính thức đi vào hoạt động ngày 13/10/2007. Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng,.....Xem thêm...
Áp dụng từ ngày 13/08/2024 |
Trụ sở chính:82 Đường Vĩnh Hưng - P.Vĩnh Hưng - Q.Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: (024) 3577 1661 - Fax: (024) 3634 1976 - Email: info@hmf.com.vn
Điểm giao dịch YÊN SỞ - 104 Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội - ĐT: (024) 3645 3602
Điểm giao dịch MAI ĐỘNG - Số 01, Phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội - ĐT: (024) 3634 1975