Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ
Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho phép khách hàng được nhận đầy đủ lãi ngay tại thời điểm gửi tiền tiết kiệm. · Tiện ích: - Được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền - Có thể giao dịch gửi/rút tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của HMF - Được quyền cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. - Được ủy quyề...Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ
Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lãi suất ứng với kỳ hạn mà Khách hàng đã lựa chọn theo quy định. · Tiện ích: - Nhiều kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng có thể gửi tiền hoặc rút tiền tại tất cả các điểm gi...Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam
Tiện ích sản phẩm: Quý Khách có thể rút vốn trước hạn. Trước ngày đến hạn, Quý Khách có thể yêu cầu HMF chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu. Đảm bảo vay vốn hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HMF. Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho Quý Khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở...Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm
Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm
Đối tượng áp dụng: Cá nhân người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành là thành viên của Quỹ. Đặc điểm:Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”
Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”
Từ ngày 12/12 Quỹ TDND Hoàng Mai triển khai Sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ” Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Từ ngày 12/12/2012 Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai triển khai sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng...Tiết kiệm rút gốc linh hoạt
Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho phép Khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn, đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên Sổ tiết kiệm. · Tiện ích - Rút gốc bất cứ khi...Cho vay tín chấp: "Chợ và Phố Chợ"
Cho vay tín chấp: "Chợ và Phố Chợ"
Quỹ TDND Hoàng mai tại 82 phố Vĩnh hưng, phường Vĩnh hưng, quận Hoàng Mai triển khai Sản phẩm mới: Cho vay Tín chấp "Chợ & Phố Chợ" kể từ ngày 02/05/2013 với nội dung cụ thể như sau: 1. Đối tượng cho vay: - Cá nhân trên 18 tuổi, có Hộ khẩu thường trú tại Địa bàn hoạt động của Quỹ. - Hộ kinh doanh cá thể, có cửa hàng, cửa hiệu đang kinh d...Cho Vay trả góp tiêu dùng sinh hoạt
Cho Vay trả góp tiêu dùng sinh hoạt
Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi, . . . và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống....Cho vay Cán bộ công nhân viên
Hỗ trợ tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp KHÔNG cần tài sản đảm bảo, KHÔNG cần bảo lãnh trả thay của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân đang công tác tại các công ty (có thu nhập ổn định từ lương) trong việc mua, sửa chữa, trang trí nhà; mua vật dụng gia đình; du lịch; học tập; v.v... với số tiền vay có thể lên đến 250 triệu...Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
"Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá" là sản phẩm tín dụng của Hoàng Mai Fund dành cho quý khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố, đang có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống.Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua
Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua
Cho vay mua xe Ô tô thế chấp bằng chính xe mua là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp Khách hàng mua xe ôtô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấp bằng chính xe mua.Cho Vay mua nhà ở, nền nhà
Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà đúng theo mong muốn.Thứ nhất, quy định trái phiếu đặc biệt mà TCTD bán nợ cho Cty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) nhận được không phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (DPRR), bởi Thông tư 19/2013/TT-NHNN đã quy định, mỗi năm, TCTD phải trích lập DPRR 20% mệnh giá cho trái phiếu này.
Thứ hai, bổ sung quy định việc phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với điều kiện chặt chẽ hơn, yêu cầu TCTD phải bảo đảm kiểm soát được từng khoản nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ, kiểm soát chất lượng tín dụng và hạn chế sự lợi dụng để che giấu nợ xấu. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư sửa đổi Thông tư 02 được ký ban hành.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về nợ vi phạm pháp luật và nợ vi phạm quy định nội bộ của TCTD, chi nhánh NH phải được phân loại vào nợ xấu theo hướng: Chỉ phân loại nợ vi phạm vào nhóm nợ xấu theo kết luận thanh tra và các khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại Luật các TCTD (đây là các quy định về cấm, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng).
Thứ tư, cũng là nội dung sửa đổi, bổ sung thứ tư được quan tâm nhất: Đó là các NHTM chưa phải thực hiện quy định về việc TCTD phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo kết quả phân loại nợ của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) theo hướng cho phép các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài cho đến ngày 31.12.2014.
Tuy nhiên, trong thời gian chưa áp dụng, các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài vẫn phải tự phân loại nợ và gửi kết quả tự phân loại nợ cho CIC để tổng hợp; gửi cho Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN để giám sát. Quy định này có hiệu lực đến hết ngày 31.12.2014.
Thở phào!
Đã có những tiếng thở phào từ phía các NH. Theo quy định của Thông tư 02 ban đầu về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và sử dụng các khoản tiền này, các NH sẽ phải đánh giá nợ xấu theo số liệu tổng hợp từ CIC.
Theo đó, nếu khách hàng cùng lúc có nhiều khoản vay tại các NH khác nhau, nếu bất cứ một món vay nào xếp vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), thì toàn bộ dư nợ tại những NH còn lại sẽ tự động chuyển sang nhóm 5. Trong khi theo quy định cũ, những khoản nợ này vẫn tốt và có thể chỉ bị xếp ở nhóm 1, 2. Nếu tính theo cách này, nợ xấu của các NH sẽ có thể đội lên ít nhất gấp 2 - 3 lần.
“Cách tính nợ xấu kiểu mới là nỗi ám ảnh lớn nhất của Thông tư 02” - TGĐ một NHTMCP ở TPHCM có nợ xấu đang ở mức trên 3% cho biết. Khi tính nợ xấu theo chuẩn mới, hàng loạt các khoản vay trước đây là tốt cũng trở thành xấu hoặc rất xấu. Ông ví dụ, một DN đang thi công một số công trình sử dụng vốn NSNN.
Họ vay thêm vốn ở 10 NH. Nhưng ngân sách thì luôn về chậm, DN không trả được lãi ở một NH. Khoản nợ đó được tính vào nợ xấu và báo cáo lên CIC. CIC ngay lập tức thông tin đến 9 NH còn lại và 9 NH còn lại ngừng giải ngân cho vay, chuyển nợ của DN này vào nợ xấu.
Và như vậy không khác gì DN đi vào con đường chết và NH cũng ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, việc sửa đổi này của Thông tư 02 đúng là đỡ hơn rất nhiều cho NH” - vị giám đốc này cho biết.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc chỉnh sửa nội dung trên đồng nghĩa với việc sức ép bán nợ xấu giảm bớt, vì khi đó các NH có thêm thời gian trì hoãn việc tái cơ cấu nợ, giấu nợ xấu được lâu hơn. Có chuyên gia kinh tế cho rằng một khi NHNN chỉnh sửa chính sách đã ban hành theo đề nghị của NHTM thì rủi ro chính sách là rất lớn.
Điều này tạo ra tâm lý ỷ lại ở các NHTM. Việc ban hành thông tư chỉnh sửa sẽ chỉ giúp cho NH che đậy thực trạng nợ xấu và khó xử lý triệt để vấn đề này và tiến trình cải cách NH sẽ không đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa thông tư cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NH. Theo phân tích của CTCK Bản Việt (VCSC), lợi nhuận NH sau khi sửa Thông tư 02 sẽ chỉ tăng trong ngắn hạn do vẫn phải chịu gánh nặng dự phòng dành cho các khoản nợ xấu hiện tại. Tuy nhiên, theo VCSC, các NH sẽ tiếp tục xóa nhiều khoản nợ xấu và/hoặc bán nợ xấu cho VAMC như đã làm trong vòng hai năm qua nhằm nỗ lực làm sạch bảng cân đối kế toán.
Trước đây, khi chưa bán nợ cho VAMC, đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo, việc trích lập DPRR sẽ thấp hơn rất nhiều. Nhưng với trái phiếu đặc biệt, TCTD nhận khi bán nợ cho VAMC phải trích lập DPRR 20% mà không tính đến giá trị tài sản đảm bảo khiến các TCTD chịu gánh nặng về chi phí rất lớn. Do đó, VCSC tin rằng thu nhập từ lãi của các NH sẽ cải thiện nhờ môi trường lãi suất ổn định và các hoạt động kinh tế dần phục hồi. Còn, lợi nhuận của các NH sẽ chỉ tăng nhẹ trong ngắn hạn do gánh nặng dự phòng dành cho các khoản nợ xấu hiện tại.
Theo Gia Miêu
Lao động
THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP (26/04/2023)
Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi (14/04/2023)
[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 (31/07/2019)
TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (29/06/2019)
Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (26/09/2018)
“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu (30/01/2018)
Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực? (18/05/2017)
NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm (04/05/2017)
Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa (13/03/2017)
Được sự chấp thuận của NHNN thành phố Hà Nội, sự ủng hộ nhiệt tình của Quận ủy, UBND Quận Hoàng Mai, Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai (HMF) đã chính thức được thành lập theo giấy phép số 15/GP-NHNN do Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội cấp ngày 10/8/2007 và chính thức đi vào hoạt động ngày 13/10/2007. Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng,.....Xem thêm...
Áp dụng từ ngày 13/08/2024 |
Trụ sở chính:82 Đường Vĩnh Hưng - P.Vĩnh Hưng - Q.Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: (024) 3577 1661 - Fax: (024) 3634 1976 - Email: info@hmf.com.vn
Điểm giao dịch YÊN SỞ - 104 Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội - ĐT: (024) 3645 3602
Điểm giao dịch MAI ĐỘNG - Số 01, Phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội - ĐT: (024) 3634 1975