Danh mục Dịch vụ
Trang chủ
Giới thiệu
Tầm nhìn chiến lược
Tin tức - Sự kiện
Sản phẩm & Dịch vụ
Khách hàng Cá Nhân
Khách hàng Doanh Nghiệp
Chương trình khuyến mãi
Biểu phí dịch vụ
Biểu mẫu - Tài liệu
Tuyển dụng
Hỏi - Đáp
Liên hệ - Góp ý

Sản phẩm tiền gửi

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lãi suất ứng với kỳ hạn mà Khách hàng đã lựa chọn theo quy định. · Tiện ích: - Nhiều kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng có thể gửi tiền hoặc rút tiền tại tất cả các điểm gi...

Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam

Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam

Tiện ích sản phẩm:   Quý Khách có thể rút vốn trước hạn. Trước ngày đến hạn, Quý Khách có thể yêu cầu HMF chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu. Đảm bảo vay vốn hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HMF. Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho Quý Khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở...

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho phép Khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn, đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên Sổ tiết kiệm. · Tiện ích - Rút gốc bất cứ khi...

Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm

Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm

Đối tượng áp dụng: Cá nhân người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành là  thành viên của Quỹ. Đặc điểm:

Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”

Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”

Từ ngày 12/12 Quỹ TDND Hoàng Mai triển khai Sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ” Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Từ ngày 12/12/2012 Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai triển khai sản phẩm   “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng...

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho phép khách hàng được nhận đầy đủ lãi ngay tại thời điểm gửi tiền tiết kiệm. · Tiện ích: - Được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền - Có thể giao dịch gửi/rút tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của HMF - Được quyền cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. - Được ủy quyề...

Sản phẩm cho vay

Cho Vay mua nhà ở, nền nhà

Cho Vay mua nhà ở, nền nhà

Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà đúng theo mong muốn.

Cho vay du học

Cho vay du học

Cho vay du học là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu hỗ trợ tài chính để làm thủ tục xin xét cấp Visa và/hoặc thanh toán chi phí du học cùng các chi phí phát sinh trong thời gian du học

Cho vay Cán bộ công nhân viên

Cho vay Cán bộ công nhân viên

Hỗ trợ tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp KHÔNG cần tài sản đảm bảo, KHÔNG cần bảo lãnh trả thay của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân đang công tác tại các công ty (có thu nhập ổn định từ lương) trong việc mua, sửa chữa, trang trí nhà; mua vật dụng gia đình; du lịch; học tập; v.v... với số tiền vay có thể lên đến 250 triệu...

Cho vay bổ sung vốn kinh doanh

Cho vay bổ sung vốn kinh doanh

Vay trung hạn – bổ sung vốn lưu động ngắn hạn là hình thức tài trợ nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Quý Khách hàng bằng nguồn vốn vay trung hạn, giúp Quý Khách yên tâm sản xuất kinh doanh với nguồn vốn ổn định.

Cho vay trả góp xây nhà, sửa nhà cửa

Cho vay trả góp xây nhà, sửa nhà cửa

Cho vay trả góp xây nhà, sửa chữa nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp Khách hàng xây dựng sửa chữa, trang trí nội thất căn nhà của mình đúng theo mong muốn.

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

"Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá" là sản phẩm tín dụng của Hoàng Mai Fund dành cho quý khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố, đang có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống.

Liên kết

Quảng cáo

 TeamViewer v3 dùng để Hỗ trợ Từ xa!
VAMC: Tiền là giấy, giấy không là tiềnVAMC: Tiền là giấy, giấy không là tiền
9.7591297591298103860

VAMC: Tiền là giấy, giấy không là tiền

Công ty Quản lý tài sản và mua bán nợ (VAMC) không thể ôm mãi nợ vào mà phải tìm cách bán ra. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua, nhưng VAMC lại chưa thể bán.
Số liệu thống kê từ các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 7/2013 cho thấy, tổng số nợ xấu là khoảng 138,98 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,58% trên tổng dư nợ. Còn theo công bố gần đây nhất của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, tốc độ tăng của nợ xấu trong 8 tháng đầu năm 2013 đã giảm đáng kể so với 8 tháng đầu năm 2012. Trong năm 2012 và 8 tháng đầu năm 2013, các tổ chức tín dụng đã chủ động xử lý được 95,1 nghìn tỷ đồng bằng dự phòng rủi ro, trong đó năm 2012 là 69,2 nghìn tỷ đồng và 8 tháng đầu năm 2013 là 25,9 nghìn tỷ đồng. Như vậy, so với con số được Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình nói lần trước, chỉ riêng trong tháng 8/2013, các tổ chức tín dụng đã “tự xử” 10,1 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Tiền mua nợ xấu là… giấy

Sau khi Agribank bán 1.723 tỷ đồng nợ xấu, 3 ngân hàng là NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) đã bán tiếp cho VAMC 847 tỷ đồng nợ xấu. Dự kiến trong tháng 10/2013, VAMC sẽ mua lại hơn 7.500 tỷ đồng nợ xấu của 9 tổ chức tín dụng nữa. Lãnh đạo VAMC cho biết, hiện có rất nhiều khoản nợ xấu được gửi bán, nhưng nhiều khoản không đủ điều kiện theo quy định của NHNN để VAMC mua (theo quy định tại Thông tư 19/2013/TT- NHNN và Thông tư 20/2013/TT-NHNN).

VAMC: Tiền là giấy, giấy không là tiền (1)

Như đã từng đề cập, VAMC mua nợ xấu bằng cách phát hành trái phiếu đặc biệt. Tức họ sẽ lượng xem mua những khoản nợ xấu nào, giá bao nhiêu sau đó trình NHNN phương án phát hành trái phiếu. Khi tổ chức tín dụng bán nợ cho VAMC sẽ nhận trái phiếu và có thể dùng nó vay tái cấp vốn. Thực tế trong tình hình hiện nay, không phải ngân hàng nào cũng mang giấy này đến NHNN vay vốn. Vì, mức lãi suất cho vay của NHNN là cao hơn cho vay tái cấp vốn thông thường.

Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp, lãi suất huy động vẫn đang theo đà giảm, thì rõ ràng nếu cần vốn họ sẽ huy động vốn trên thị trường 1 (từ dân cư và tổ chức) sẽ đỡ phiền phức hơn nhiều so với vay NHNN. Như vậy, bán nợ cho VAMC xong, cái họ nhận về là “giấy” chứ không phải là tiền, trong khi trách nhiệm với khoản nợ đó vẫn còn (tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro hàng năm tối thiểu 20% mệnh giá trái phiếu). Chính điều này khiến các tổ chức tín dụng không mấy mặn mà với VAMC.

Song, gần đây lại có nhiều ngân hàng đánh tiếng bán nợ cho VAMC. Vì sao? Vì trong một cuộc họp hồi tháng 9 vừa qua với các tổ chức tín dụng về việc bán nợ xấu cho VAMC, NHNN đã tuyên bố, nếu tổ chức tín dụng nào không tự giác, họ sẽ công khai tỷ lệ nợ xấu thực của ngân hàng đó. Một lý do khác, đến tháng 6/2014, Thông tư 02 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của các tổ chức tín dụng chính thức được áp dụng. Khi đó các ngân hàng phải phân loại nợ theo các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn, khiến nợ xấu sẽ “bỗng dưng” tăng vọt. Vì vậy họ cần phải bán bớt nợ xấu ngay từ bây giờ, tránh “đạt” tỷ nợ xấu cao trong tương lai gần.

Bán nợ xấu – giấy mới là tiền

Đã quen với đầu tư mạo hiểm nên các nhà đầu tư nước ngoài khá hào hứng với nợ xấu của tổ chức tín dụng Việt Nam. Mô hình công ty mua bán nợ xấu (VAMC) đã được một số nước triển khai thành công, nhưng ở Việt Nam đây là lần đầu tiên. Vì vậy, NHNN - cơ quan chủ quản của VAMC – cũng như lãnh đạo VAMC cùng thận trọng.

Hiện đã có một số tổ chức quốc tế tìm kiếm cơ hội hợp tác mua bán nợ xấu với VAMC như: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và cả một số ngân hàng nước ngoài. Với vốn điều lệ chỉ có 500 tỷ đồng, việc nhận nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức tài chính lớn (mạnh về nguồn lực và có kinh nghiệm) sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xử lý nợ xấu. Thế nhưng họ không thể bỏ tiền ra đầu tư mà không được quyền quyết định. Vì vậy, một số tổ chức đề nghị cùng với việc tham gia xử lý nợ xấu họ phải có “tiếng nói” nhất định tại VAMC, tức quyền quản lý, điều hành. Yêu cầu này đặt ra vấn đề: có nên “cổ phần hóa” VAMC để các nhà đầu tư lớn có thể tham gia xử lý nợ xấu trực tiếp hơn? Đối với các ngân hàng hay tổ chức đầu tư, điều họ quan tâm chính là quyền sở hữu tài sản. Các khoản nợ xấu hiện nay hầu hết đều có tài sản đảm bảo là bất động sản.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, quyền sở hữu, sử dụng nhà, bất động sản cho người nước ngoài rất hạn chế. Một vấn đề khác, khi mua nợ xấu VAMC và tổ chức tín dụng làm việc trực tiếp với nhau, mọi thông tin liên quan đến khoản nợ được mua bán không hề công khai. Nếu VAMC bán cho nhà đầu tư nước ngoài thì đồng nghĩa những thông tin đó cũng phải được công khai. Vậy nên, những vướng mắc này đã, đang được NHNN xem xét và xây dựng văn bản quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho VAMC. Nhưng rõ ràng, để thay đổi các quy định vốn không chỉ thuộc về quyền hạn của NHNN thì sẽ còn mất nhiều thời gian nữa VAMC mới có thể bán nợ xấu để thu về tiền tươi thóc thật.

Những thách thức

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Ban cố vấn Chính phủ, tiến trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng gặp phải những thách thức sau: Thiếu đồng thuận về chính sách; thiếu nguồn lực tài chính an toàn; nợ xấu xây dựng cơ bản của ngân sách chưa có định hướng xử lý; thị trường mua bán nợ kém phát triển; nhà đầu tư nước ngoài thiếu khung pháp lý để tham gia thị trường an toàn. Một trở ngại không nhỏ khác là vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng. Nợ xấu tiềm tàng rất lớn từ các tập đoàn tư nhân và nhà nước. Đặc biệt là sự thiếu minh bạch về nguồn vốn góp tại các ngân hàng thương mại cổ phần, thậm chí đã có hiện tượng vốn góp là vốn ảo. Trong khi đó cơ quan quản lý vẫn thiếu chế tài để xử lý vấn đề sở hữu chéo một cách triệt để.


Theo Thái Thanh

Doanh nhân/Diễn đàn doanh nghiệp

Tin tức liên quan

THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP (26/04/2023)

THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã khẳng định như vậy đối với phóng viên Thời báo Ngân hàng.

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi (14/04/2023)

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi
Những sự việc mất tiền trong ngân hàng gần đây khiến dư luận dấy lên lo ngại về sự an toàn và quy trình giao dịch gửi tiền - rút tiền tại ngân hàng. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân...

[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 (31/07/2019)

[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019

TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (29/06/2019)

TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
Theo quy định tại Thông tư số: 48/2018/TT-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 31/12/2018 Quy định về tiền gửi tiết kiệm.

Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (26/09/2018)

Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 23 được đánh giá là khá đầy đủ, toàn diện nhằm tái cơ cấu hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả

“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu (30/01/2018)

“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu
Chuỗi ngày đen tối của thị trường tiền ảo (cách gọi quen ở Việt Nam, gọi đúng là tiền kĩ thuật số) thế giới vẫn chưa chấm dứt tính từ ngày 16.1.2018 sau khi sàn giao dịch BitConnect đóng cửa và ng...

Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực? (18/05/2017)

Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực?
Thống đốc NHNN cho biết, so sánh số liệu với một số nước trong khu vực như Myanmar, lãi suất cho vay ở mức 13%/năm, Indonesia là 11,9%/năm, Thái Lan là 6,3%/năm, Singapore là 5,4%/năm thì mặt bằng...

NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm (04/05/2017)

NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm
NHNN vừa có Quyết định về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ. ...

"Thông tin truyền miệng từ người thân vẫn là nguồn được khách hàng của ngân hàng tin tưởng nhất" (07/04/2017)

"Thông tin truyền miệng từ người thân vẫn là nguồn được khách hàng của ngân hàng tin tưởng nhất"
Đó là thông tin được Nielsen đưa ra trong kết quả khảo sát mới đây và theo công ty này, các ngân hàng cần truyền thông mạnh mẽ hơn để củng cố sức mạnh thương hiệu. ...

Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa (13/03/2017)

Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa
Các NH phải chủ động lựa chọn những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tài chính.

Trang đang được tải.
Xin vui lòng chờ trong giây lát!