Danh mục Dịch vụ
Trang chủ
Giới thiệu
Tầm nhìn chiến lược
Tin tức - Sự kiện
Sản phẩm & Dịch vụ
Khách hàng Cá Nhân
Khách hàng Doanh Nghiệp
Chương trình khuyến mãi
Biểu phí dịch vụ
Biểu mẫu - Tài liệu
Tuyển dụng
Hỏi - Đáp
Liên hệ - Góp ý

Sản phẩm tiền gửi

Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam

Tiền gửi tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam

Tiện ích sản phẩm:   Quý Khách có thể rút vốn trước hạn. Trước ngày đến hạn, Quý Khách có thể yêu cầu HMF chuyển sang kỳ hạn mới khác với kỳ hạn gửi ban đầu. Đảm bảo vay vốn hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại HMF. Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho Quý Khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở...

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ

Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà người gửi cam kết gửi tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được hưởng lãi suất ứng với kỳ hạn mà Khách hàng đã lựa chọn theo quy định. · Tiện ích: - Nhiều kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn và thủ tục đơn giản. - Khách hàng có thể gửi tiền hoặc rút tiền tại tất cả các điểm gi...

Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm

Tiết kiệm ưu đãi lãi suất tặng 0,2%/năm

Đối tượng áp dụng: Cá nhân người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; đáp ứng đủ các yêu cầu để trở thành là  thành viên của Quỹ. Đặc điểm:

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ

Tiết kiệm trả lãi đầu kỳ là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, cho phép khách hàng được nhận đầy đủ lãi ngay tại thời điểm gửi tiền tiết kiệm. · Tiện ích: - Được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền - Có thể giao dịch gửi/rút tiền tiết kiệm tại tất cả các điểm giao dịch của HMF - Được quyền cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn. - Được ủy quyề...

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt

Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho phép Khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi cho phần gốc rút trước hạn, đồng thời, bảo đảm phần gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu ghi trên Sổ tiết kiệm. · Tiện ích - Rút gốc bất cứ khi...

Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”

Sản phẩm tiền gửi “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”

Từ ngày 12/12 Quỹ TDND Hoàng Mai triển khai Sản phẩm “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ” Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Từ ngày 12/12/2012 Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai triển khai sản phẩm   “Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ - sinh lời định kỳ”, khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng...

Sản phẩm cho vay

Cho vay tín chấp: "Chợ và Phố Chợ"

Cho vay tín chấp: "Chợ và Phố Chợ"

Quỹ TDND Hoàng mai tại 82 phố Vĩnh hưng, phường Vĩnh hưng, quận Hoàng Mai triển khai Sản phẩm mới: Cho vay Tín chấp "Chợ & Phố Chợ" kể từ ngày 02/05/2013 với nội dung cụ thể như sau: 1. Đối tượng cho vay: - Cá nhân trên 18 tuổi, có Hộ khẩu thường trú tại Địa bàn hoạt động của Quỹ. - Hộ kinh doanh cá thể, có cửa hàng, cửa hiệu đang kinh d...

Cho Vay mua nhà ở, nền nhà

Cho Vay mua nhà ở, nền nhà

Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua được nhà, nền nhà đúng theo mong muốn.

Cho vay bổ sung vốn kinh doanh

Cho vay bổ sung vốn kinh doanh

Vay trung hạn – bổ sung vốn lưu động ngắn hạn là hình thức tài trợ nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Quý Khách hàng bằng nguồn vốn vay trung hạn, giúp Quý Khách yên tâm sản xuất kinh doanh với nguồn vốn ổn định.

Cho vay tín chấp dành cho Công chức

Cho vay tín chấp dành cho Công chức

  Đối tượng và điều kiện cho vay công chức (theo nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 do Chính phủ ban hành) - CBNV sau đây gọi là (Khách hàng) đang công tác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, trường học, bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội - Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) trên cùng địa bàn của Quỹ H...

Cho vay du học

Cho vay du học

Cho vay du học là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu hỗ trợ tài chính để làm thủ tục xin xét cấp Visa và/hoặc thanh toán chi phí du học cùng các chi phí phát sinh trong thời gian du học

Cho vay trả góp hỗ trợ kinh doanh

Cho vay trả góp hỗ trợ kinh doanh

Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp là sản phẩm tín dụng tài trợ vốn lưu động thường xuyên, giúp khách hàng nhanh chóng tăng nguồn vốn kinh doanh nhưng không phải chịu áp lực trả nợ khi đến hạn.

Liên kết

Quảng cáo

 TeamViewer v3 dùng để Hỗ trợ Từ xa!
Xử lý nợ xấu nên như thế nào?Xử lý nợ xấu nên như thế nào?
9.6479939439818102641

Xử lý nợ xấu nên như thế nào?

Nợ xấu có thực sự lớn đến mức đáng quan ngại, đến mức nếu không có sự "vào cuộc" của nguồn lực của chính phủ và của dân chúng (tiền quyên góp) thì nền kinh tế sẽ sụp đổ hay không vẫn chưa rõ ràng.

Mới đây chính phủ đã chính thức đề nghị Quốc hội cho phép sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trước đó nữa, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật gợi mở vấn đề dân góp tiền xử ký nợ xấu theo kinh nghiệm của Hàn Quốc. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng nói gần nói xa đến việc các quốc gia khác sử dụng ngân sách lớn đến mức độ nào để xử lý nợ xấu qua những con số "khủng", trong khi Việt Nam thì không có 1% nào.

Những đề xuất kiểu như trên đã vấp phải phản ứng mạnh từ công luận. Thứ nhất, chúng vi phạm nguyên tắc đã được thống nhất rộng rãi trong xã hội rằng không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu. Thứ hai, người dân thường rõ ràng chẳng liên quan gì đến, chẳng là nguyên nhân gây ra nợ xấu, mà nay kêu gọi dân chúng quyên góp để giúp các ông chủ ngân hàng, một trong những nguồn cơn gây nên cái họa nợ xấu, là điều không thể chấp nhận được.

Cũng cần lưu ý rằng người dân Hàn Quốc quyên góp tiền là để giúp Chính phủ trả món nợ đã vay của IMF để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998 chứ chẳng phải để giải quyết nợ xấu.

Thứ ba, nợ xấu có thực sự lớn đến mức đáng quan ngại, đến mức nếu không có sự "vào cuộc" của các nguồn lực của chính phủ (ngân sách) và của dân chúng (tiền quyên góp) thì nền kinh tế sẽ sụp đổ hay không là điều vẫn chưa rõ ràng. Cứ theo giải trình có tính làm yên lòng người nghe của Thống đốc NHNN trước Ủy ban kinh tế Quốc hội vừa qua thì tình hình nợ xấu xem ra không đến nỗi... xấu khi tỷ lệ nợ xấu chỉ khoảng vài phần trăm và tình hình xử lý nợ xấu đang khả quan với triển vọng giảm đáng kể nợ xấu vào cuối năm nay.

Nay đã có những đề xuất như trên có nghĩa là tình hình nợ xấu hoàn toàn không thể lạc quan như đã được cho biết. Trong bối cảnh của một đám cháy nhà hàng xóm có khả năng lan ra cả xóm thì mỗi nhà cũng phải ra tay cứu giúp, dù không trực tiếp gây ra đám cháy, việc kêu gọi dùng ngân sách hay "phản cảm" hơn, kêu gọi dân đóng góp, là điều có thể thông cảm được, và thậm chí cũng nên xem xét thực hiện. Nhưng để thực hiện thì phải vạch ra những nguyên tắc và quy trình rõ ràng, hợp lý.

Việc đầu tiên cần làm là phải công khai, minh bạch hóa toàn bộ các khoản nợ xấu và sẽ thành nợ xấu (do phân loại lại nghiêm túc hơn, do không che giấu, "treo" nữa), để biết chính xác mức độ nợ xấu có thực trong hệ thống ngân hàng, từ đó mới có căn cứ để bốc thuốc. Về chuyện này, xem ra có nhiều việc cần phải làm khi NHNN thỉnh thoảng lại cho ra một con số nợ xấu khác nhau, đôi khi gây giật mình như con số 500 ngàn tỷ mới tiết lộ gần đây; và chính phủ vẫn cho phép treo, khoanh các khoản nợ xấu của DNNN như Vinashin và Vinalines.

Việc cần làm thứ hai là thực hiện nguyên tắc ai làm thì người đó phải chịu trách nhiệm trước hết. Nếu là các khoản nợ xấu do ngân hàng cho vay theo chỉ đạo thì chính phủ phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, nếu cần thiết và có thể thì chính phủ phải dùng ngân sách để xóa nợ cho ngân hàng.

Nhưng để không tái diễn sau này sự vô trách nhiệm và yếu kém trong quản lý, điều hành thì những cá nhân và cơ quan chính phủ nào liên quan trực tiếp đến chỉ đạo cho vay gây hậu quả nợ xấu cần bị xử lý, quy trách nhiệm cá nhân và tập thể, chứ không thể đổ do lỗi khách quan, ví dụ như khủng hoảng kinh tế. Tương tự, lãnh đạo của những DNNN nào gây ra nợ xấu cũng cần bị quy trách nhiệm và xử lý nghiêm túc, chứ không thể đổ tại khủng hoảng kinh tế là xong. Với những doanh nghiệp "vô phương cứu chữa" thì phải cho phá sản để giải quyết dứt điểm tình trạng nợ nần, chứ không để mãi cái thây ma đó nhằm trốn trách nhiệm.

Nếu nợ xấu là do bản thân các ngân hàng và trong hệ thống ngân hàng tạo ra thì các ngân hàng phải là người gánh chịu hậu quả duy nhất. Thực tế, rõ ràng một phần lớn nợ xấu là do bản thân lãnh đạo và nhân viên ngân hàng tạo ra. Nên đương nhiên các ngân hàng phải trích lập dự phòng, cắt giảm lợi nhuận, và nếu vẫn không đủ thì dùng cả vốn chủ sở hữu mà xử lý. Trường hợp nếu vẫn không đủ (vốn chủ sở hữu là âm) thì cần cho ngân hàng này phá sản hoặc bị mua, sát nhập, hoặc NHNN tái cấp vốn và thay thế cơ cấu cổ đông.

Về nguồn lực và cách thức xử lý, cần đảm bảo nguyên tắc phát huy tối đa mọi công cụ hiện có, giảm thiểu việc dùng ngân sách và tiền rót ra từ NHNN. Phần lớn các ngân hàng hiện đều có các công ty chuyên xử lý nợ xấu (AMC) và Bộ tài chính cũng có AMC của mình là DATC. Các công ty này nên và phải phát hành trái phiếu để xử lý nợ xấu và mua bán nợ theo nguyên tắc mua đứt bán đoạn và tự chủ về tài chính. Việc đã trót tạo ra VAMC rồi thì hãy để nó hoạt động như một AMC khác, của NHNN, chứ không nên vì mục đích để nó tồn tại một cách có ý nghĩa hơn nhằm biện minh cho chủ trương thành lập ra nó nên trao cho nó những quyền lực đặc biệt mà các AMC khác không có.

Một trong những nguyên nhân làm cho các AMC và VAMC hoạt động không hiệu quả là các ràng buộc về pháp lý liên quan đến định giá, phát mại và mua bán lại tài sản thế chấp. Về điểm này, cần có một số động thái về pháp lý từ chính phủ và Quốc hội để khai thông thị trường mua bán tài sản thế chấp nói riêng và nợ xấu nói chung, để cho tất cả AMC, chứ không trở thành đặc quyền riêng có của VAMC như nhiều người đang đề xuất có thể tự thân chúng giải quyết hữu hiệu nợ xấu của các ngân hàng.

Cũng thật ngạc nhiên với đề xuất của nhiều người về vay nước ngoài, và thậm chí sử dụng các quỹ dự trữ quốc gia để xử lý nợ xấu. Tại sao phải vay nước ngoài khi thị trường mua bán nợ chưa thông, khi các nguồn lực trong nước chưa được huy động? Tại sao phải vay nước ngoài để rồi đương nhiên trút tất cả trách nhiệm giải quyết nợ xấu cũng như trách nhiệm trả nợ vay này lên chính phủ, lên ngân sách?

Còn về việc sử dụng các quỹ dự trữ quốc gia, cứ cho là chúng đang nhàn rỗi, nhưng bản thân cái tên quỹ dự trữ cũng cho thấy chúng được lập ra và duy trì để sử dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt đột xuất mà không ai có thể lường trước được khi nào những bất trắc này sẽ xảy ra. Bởi thế thật nực cười khi đề xuất sử dụng chúng bây giờ chỉ vì chúng đang tạm thời nhàn rỗi, chưa kể đến chuyện sử dụng chúng lại thành "công cộng hóa" nợ xấu, tương tự như vay nước ngoài để giải quyết nợ xấu.

Chỉ khi nào biết rõ nợ xấu thực sự quá lớn, các nguồn lực trong nước không thể giải quyết được hữu hiệu, nền kinh tế thực sự có khả năng rơi vào khủng hoảng và đổ vỡ nếu nợ xấu không được xử lý rốt ráo, thì lúc đó có thể mới phải cân nhắc đến những nguồn lực này, kể cả kêu gọi dân chúng đóng góp (và nếu vậy thì phải đổi lấy cho người dân một công cụ nhận nợ nào đó, chẳng hạn tạm gọi là công trái xử lý nợ xấu v.v..., chứ không nên kêu gọi dân quyên góp kiểu cho không!).

TS Phan Minh Ngọc

Theo Infonet

 

Tin tức liên quan

THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP (26/04/2023)

THÔNG TƯ 02 - GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GỠ KHÓ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú đã khẳng định như vậy đối với phóng viên Thời báo Ngân hàng.

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi (14/04/2023)

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi
Những sự việc mất tiền trong ngân hàng gần đây khiến dư luận dấy lên lo ngại về sự an toàn và quy trình giao dịch gửi tiền - rút tiền tại ngân hàng. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân...

[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 (31/07/2019)

[Cập nhật 31/7]: Toàn cảnh kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019

TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (29/06/2019)

TÓM TẮT QUY ĐỊNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
Theo quy định tại Thông tư số: 48/2018/TT-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 31/12/2018 Quy định về tiền gửi tiết kiệm.

Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (26/09/2018)

Đảm bảo ổn định hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
Thông tư 23 được đánh giá là khá đầy đủ, toàn diện nhằm tái cơ cấu hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả

“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu (30/01/2018)

“Lướt sóng” tiền ảo và… niềm đau chôn giấu
Chuỗi ngày đen tối của thị trường tiền ảo (cách gọi quen ở Việt Nam, gọi đúng là tiền kĩ thuật số) thế giới vẫn chưa chấm dứt tính từ ngày 16.1.2018 sau khi sàn giao dịch BitConnect đóng cửa và ng...

Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực? (18/05/2017)

Vì sao lãi suất ở Việt Nam lại cao hơn so với các nước khu vực?
Thống đốc NHNN cho biết, so sánh số liệu với một số nước trong khu vực như Myanmar, lãi suất cho vay ở mức 13%/năm, Indonesia là 11,9%/năm, Thái Lan là 6,3%/năm, Singapore là 5,4%/năm thì mặt bằng...

NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm (04/05/2017)

NHNN quy định lãi suất cho vay nông nghiệp công nghệ cao thấp hơn từ 0,5 - 1,5%/năm
NHNN vừa có Quyết định về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ. ...

"Thông tin truyền miệng từ người thân vẫn là nguồn được khách hàng của ngân hàng tin tưởng nhất" (07/04/2017)

"Thông tin truyền miệng từ người thân vẫn là nguồn được khách hàng của ngân hàng tin tưởng nhất"
Đó là thông tin được Nielsen đưa ra trong kết quả khảo sát mới đây và theo công ty này, các ngân hàng cần truyền thông mạnh mẽ hơn để củng cố sức mạnh thương hiệu. ...

Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa (13/03/2017)

Nâng hệ số CAR: Bài toán hóc búa
Các NH phải chủ động lựa chọn những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tài chính.

Trang đang được tải.
Xin vui lòng chờ trong giây lát!